• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

ĐỀ: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Trong xã hội hiện đại,bạn dễ dàng biết được thông tin giá cả của bất cứ thứ hàng hóa nào. Thế nhưng có bao giờ bạn thử tìm hiểu giá trị của chính bản thân mình? Phần lớn chúng ta thường “đo lường” giá trị bản thân thông qua vật chất mà người đó sở hữu. Ai có nhiều tiền, có biệt thự sang trọng, có siêu xe, ... thì trở nên có giá trị hơn những người ít tiền, không của cải. Cách này xem ra có lợi cho những nhà kinh doanh. Đành rằng tài sản có thể được tạo ra từ năng lực của cá nhân. Nhưng nên nhớ rằng giá trị bản thân không nằm trong khối tài sản của bạn mà ở năng lực tạo ra khối tài sản ấy. Giá trị của cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố bên trong, đó là nhân cách, ước mơ, hoài bão, mục đích sống, chuẩn mực sống, ... mà mỗi người đặt ra cho mình và tôn trọng suốt đời chứ không phải những thứ vật chất bên ngoài. Khi bạn sống hết mình cho đam mê, khát vọng, bạn thực sự có giá trị hơn một ai đó sống mỏi mòn với một công việc mà mình không yêu thích. Khi bạn gắng sức để hoàn thành một trách nhiệm nhỏ bé với mong muốn góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, bạn thực sự có giá trị hơn một trí thức thỏa mãn với chiếc ghế quan chức mua bằng tiền. Khi bạn mở rộng trái tim để yêu thương, chia sẻ và đem sự bình an đến cho những người xung quanh, bạn thực sự có giá trị hơn một triệu phú âm thầm hưởng thụ sự giàu sang một mình… Sự cống hiến của mỗi cá nhân đối với cộng đồng làm nên giá trị của bản thân. Con người là một loại “hàng hóa đặc biệt”, không bao giờ có cùng giá trị tương đương. Đừng bao giờ so sánh mình với người khác để thấy mình nhỏ bé, vô dụng. Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh đáng tự hào, giá trị của chúng ta là điểm mạnh ấy. (Theo Hữu Thắng – “Đi tìm giá trị bản thân”) Câu 1: Theo văn bản những yếu tố nào mới làm nên giá trị của cá nhân ? Câu 2 : Tác giả chỉ ra những sai lầm nào của nhiều người khi đánh giá về giá trị bản thân ? Lí giải vì sao họ lại có quan niệm như thế ? Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng : Khi bạn mở rộng trái tim để yêu thương, chia sẻ và đem sự bình an đến cho những người xung quanh, bạn thực sự có giá trị hơn một triệu phú âm thầm hưởng thụ sự giàu sang một mình ? Câu 4: Anh ( chị) có đồng tình với quan niệm của tác giả : Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh đáng tự hào, giá trị của chúng ta là điểm mạnh ấy. Mng giải chi tiết giúp e với ạ tại cô e hay bắt bẻ lắm ah. Huhu giúp e với đừng sao chép ạ.

1 đáp án
152 lượt xem

Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu: Anh, chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Vì sao? Hãy kể một số việc cụ thể để chứng minh cho ý kiến của anh chị. Rất nhiều người đều có tâm lí ăn may. Ở người mắc bệnh trì hoãn thì dạng tâm lí này càng phổ biến. Họ luôn cho rằng trì hoãn công việc chẳng có gì là ghê gớm, mà không biết rằng rất có khả năng tới cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may? Về mặt lí thuyết, tâm lí ăn may là một dạng phản ứng bản năng của con người. Khi người ta gặp phải các loại thiên tai hoặc nguy hiểm, nếu họ có ý thức một cách rõ ràng rằng khả năng sống sót của mình là bằng không thì trong trạng thái ấy hệ thống tinh thần của con người sẽ sụp đổ. Vì vậy, những lúc như thế này hệ thống tự bảo vệ của con người sẽ khởi động. Đại não sẽ phát ra mệnh lệnh “Nhất định sẽ có cơ hội thoát ra ngoài, nhất định sẽ sống sót” giúp người ta dựa vào sức mạnh để kiên trì, từ đó có cơ hội sống sót… Rất nhiều người khi qua đường rõ ràng thấy đèn đỏ nhưng vẫn sải bước về phía trước. Thứ dung túng cho họ thực hiện hành vi vượt đèn đỏ chính là tâm lí ăn may. Họ cho rằng vượt đèn đỏ cũng không xui xẻo đến mức bị tai nạn giao thông. Nhưng thực tế hầu như những người bị tai nạn giao thông khi ấy đều có suy nghĩ như vậy. Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Con người luôn dễ dàng tin rằng, bi kịch chỉ xảy ra với người khác, cách mình còn rất xa. Chính tâm lí ấy khiến người ta coi thường dù chỉ là 1% khả năng xảy ra của bi kịch, nhưng đối với người mang tâm lí đó thì 1% cũng đồng nghĩa với 100%. Vì vậy, các bạn mắc bệnh trì hoãn, muốn thoát khỏi trì hoãn, ngàn vạn lần đừng mang tâm lí ăn may.

2 đáp án
21 lượt xem

Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu: Anh, chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Vì sao? Hãy kể một số việc cụ thể để chứng minh cho ý kiến của anh chị. Rất nhiều người đều có tâm lí ăn may. Ở người mắc bệnh trì hoãn thì dạng tâm lí này càng phổ biến. Họ luôn cho rằng trì hoãn công việc chẳng có gì là ghê gớm, mà không biết rằng rất có khả năng tới cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may? Về mặt lí thuyết, tâm lí ăn may là một dạng phản ứng bản năng của con người. Khi người ta gặp phải các loại thiên tai hoặc nguy hiểm, nếu họ có ý thức một cách rõ ràng rằng khả năng sống sót của mình là bằng không thì trong trạng thái ấy hệ thống tinh thần của con người sẽ sụp đổ. Vì vậy, những lúc như thế này hệ thống tự bảo vệ của con người sẽ khởi động. Đại não sẽ phát ra mệnh lệnh “Nhất định sẽ có cơ hội thoát ra ngoài, nhất định sẽ sống sót” giúp người ta dựa vào sức mạnh để kiên trì, từ đó có cơ hội sống sót… Rất nhiều người khi qua đường rõ ràng thấy đèn đỏ nhưng vẫn sải bước về phía trước. Thứ dung túng cho họ thực hiện hành vi vượt đèn đỏ chính là tâm lí ăn may. Họ cho rằng vượt đèn đỏ cũng không xui xẻo đến mức bị tai nạn giao thông. Nhưng thực tế hầu như những người bị tai nạn giao thông khi ấy đều có suy nghĩ như vậy. Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Con người luôn dễ dàng tin rằng, bi kịch chỉ xảy ra với người khác, cách mình còn rất xa. Chính tâm lí ấy khiến người ta coi thường dù chỉ là 1% khả năng xảy ra của bi kịch, nhưng đối với người mang tâm lí đó thì 1% cũng đồng nghĩa với 100%. Vì vậy, các bạn mắc bệnh trì hoãn, muốn thoát khỏi trì hoãn, ngàn vạn lần đừng mang tâm lí ăn may.

1 đáp án
53 lượt xem
2 đáp án
89 lượt xem
2 đáp án
39 lượt xem
1 đáp án
42 lượt xem

Đề bài Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi ở dưới (1) Tôi lại quay vào và thẫn thờ sờ tay lên mặt ván mát lạnh, mặt ván ngày xưa tôi đã biết bao lần leo lên nằm sấp người chờ ngọn roi ba tôi đánh xuống. Trà Long, làng mình bao giờ cũng đẹp. Cháu hiểu rõ điều đó hơn mẹ cháu. Làng mình đẹp, nhưng buồn. Hồi chú còn nhỏ, làng vui hơn. Cũng có thể làng vẫn thế thôi, nhưng bây giờ chú thấy khác. Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ khác đi, cháu ạ! Chúng ít rực rỡ hơn và ít trong suốt hơn. Nhưng dù sao chú vẫn tin rằng trong mắt cháu, thế giới vẫn còn nguyên vẹn, dù ngày mai khi cháu đến đây thì chú đã đi rồi... (2) Trà Long, bây giờ thì chú phải đi. Đã đến giờ rồi, tiếng gà gáy vọng lại từ cuối làng, trong cơn mơ cháu có bồn chồn nghe thấy? Hay cơn mơ cháu đêm nay đầy ắp hoa hồng, cháu thấy cháu cùng chú đi câu trên suối Lá và ngay vào lúc chú lặng lẽ rời bỏ cháu thì cháu đang mỉm cười với chú trong giấc ngủ thơ ngây? (3) Tôi bước chân đi mà lòng như thắt lại, hồn tôi sao quá đỗi nặng nề. Tội nghiệp Trà Long, tội nghiệp cháu vô cùng! Ngày mai khi cháu nghe thấy tiếng còi tàu thì chú đã ở xa ngoài năm trăm dặm. Có một bài hát đã hát như thế. Chú đã nghe bài hát buồn bã này nhiều lần, nhưng không bao giờ chú nghĩ bài hát đó lại hát cho chú và hát cho người chú yêu dấu. Ngày mai, khi cháu đến tìm chú, hẳn lúc ấy mặt trời đã lên và những cánh phượng cuối cùng của mùa hè đang bắt đầu ứa máu. Nhưng Trà Long yêu thương của chú, chú vẫn tin rằng, dù sao lúc ấy cháu cũng sẽ không khóc, cháu sẽ không khóc, có phải thế không? Thành phố Hồ Chí Minh 1990. (Trích “Mắt biếc”-Nguyễn Nhật Ánh) Câu 1: Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) của đoạn trích? (0,5 điểm) Câu 2: Theo em vì sao nhân vật chú lại khẳng định: Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ khác đi, cháu ạ! Chúng ít rực rỡ hơn và ít trong suốt hơn? (0,5 điểm) Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Giải thích ý nghĩa của nhan đề “Mắt biếc”? (1 điểm) Câu 4: Theo anh/chị, thông điệp nào là quan trọng nhất trong đoạn trích trên? Vì sao? (1 điểm) II. Làm văn ( 7 điểm) Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan của người nghệ sĩ trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

2 đáp án
24 lượt xem