Có người cho rằng truyện ngắn 'vợ nhặt' của Kim Lân cái đói vừa là cơ hội vừa là thử thách.Anh chị nghĩ như thế nào về ý kiến trên ?

2 câu trả lời

Có ý kiến cho rằng "Trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, cái đói vừa là cơ hội vừa là thử thách. Theo em, đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Đầu tiên, truyện đã tái hiện chân thực nạn đói  khủng khiếp xảy ra vào năm 1945 của dân tộc VN. Hậu quả của nạn đói đã được nhà văn khắc họa phần nào trong truyện, qua hình ảnh của những người dân chết đói như ngả rạ và hình ảnh của những nhà có người chết vì đói. Chính vì vậy, cái đói nghèo trong truyện chính là thử thách đối với Tràng, đối với Thị, đối với bà cụ Tứ và bất cứ người dân nào. Thị vì đói nghèo mà chỉ biết ngồi ngẩn ngơ, chờ ai thuê làm việc thì làm; Tràng thì chỉ biết kéo xe bò thuê để nuôi mẹ già là bà cụ Tứ. Cái nghèo, cái đói xâm chiếm toàn bộ không gian của câu chuyện. Căn nhà của Tràng và mẹ chỉ có đúng 1 chiếc chõng tre để ăn cơm và ngồi. Căn nhà tuềnh toàng, vô cùng nghèo khó và thiếu thốn. Khi Thị trở thành vợ của Tràng, bữa cơm của họ cũng chỉ có nồi cháo cám, là hình ảnh chân thực nhất phơi bày sự tàn khốc mà cái đói mang đến. Chính vì vậy, cái đói chính là thử thách, là nỗi khổ của những nhân vật trong truyện ngắn "Vợ nhặt". Ngược lại, cái đói nghèo cũng là thứ đem đến cơ hội cho những nhân vật trong truyện. Thật vậy, cơ duyên gặp gỡ giữa Thị và Tràng cũng chính là nhờ hoàn cảnh gặp gỡ của những con người trong hoàn cảnh nghèo đói (Thị đẩy xe bò cho Tràng để được ăn bánh đúc). Trong cái đói, cái nghèo ấy, bà cụ Tứ cũng thể hiện được phẩm chất của một người mẹ có tấm lòng bao dung rộng lớn đối với các con, là người có tầm nhìn xa trông rộng an ủi các con rằng "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời?". Và quan trọng nhất, cái nghèo đói ấy cũng chính là điều kiện để dẫn đến sự giác ngộ lý tưởng cách mạng của Tràng ở chi tiết kết thúc tác phẩm. Trong cái đói, cái nghèo, người đọc có thể thấy được 1 sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người nông dân trong kháng chiến. Tóm lại, cái đói cái nghèo chính là thử thách đối với những nhân vật trong truyện và cũng là cơ hội để những nhân vật trong truyện thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của mình.

** Dàn ý tham khảo

I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

          Nêu VĐNL, teích dẫn nhận định

II.TB

 1, Giaỉ thích

  - Tình huống truyện là gfi? Là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa. Đó là môi trường , hoàn cảnh để nhân vật xuất hiện tính cách phát triển và dụng ý của nhà văn được bộc lộ sâu sắc.

  - Ý kiến đã nêu lên được cách xây dựng tình huống truywwnj độc đáo của nhà văn Kim Lân. 

2, Phân tích

 a, Phân tích tình huống truyện  BẤT THƯỜNG

 * Mở đầu truyện là bức tranh xám ngắt về ngày đói

* Đó là tình huống một anh cu Tràng nghèo khổ, ế trai, xấu vợ đang ngấp nghé bên bờ vực của cái chết vì đói khát lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp 1945

 - Thật ra ban đầu TRàng không chủ tâm tìm vợ,Tràng chỉ muôbs hò 1 câu để xua đi mệ mỏi trong người. Nhưng người đàn bà kia lại xông xáo đến đẩy xe thật 

- Ngày hôm sau gặp lại.: Trước mặt Tràng là người đàn bà gầy sọp, bị cái đói làm tàn hại cả nhan sắc lẫn tính cách. Tràng động lòng thương " Chậc kệ!". Tràng nư đã bỏ lại sau lưng mình tát cả nỗi sợ hãi để vun vén cho hạnh phúc của mình 

b, khát vọng bình thường mà chính đáng của con người. 

- Việc Tràng có vợ vừa tình cờ, ngẫu nhiên vừa có gì đó như là tất yếu, phải như thế và không thể khác được.

- Xóm ngụ cư le lói một niềm vui, thấp thoáng một sức sống.

- Khuôn mặt bủng beo của bà cụ Tứ bỗng nhiên rạng rỡ hẳn lên vì niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai của mình và các con.

- Chính Tràng cũng thấy bản thân thay đổi nhờ việc có vợ: anh cảm thấy hạnh phúc, thấy có trách nhiệm với gia đình.

- Người vợ nhặt: cảm giác rõ ràng mình đã bước ra khỏi cái chết để hướng về một tương lai tươi sáng.

4. Bình luận ý kiến trên:

- Ý kiến tập trung vào sự trái ngược giữa hai từ ngữ “bất thường” và “bình thường”. Hai từ tuy có ý nghĩa  trái ngược nhưng không loại trừ nhau, mà bổ sung ý nghĩa cho nhau để làm nổi bật tài năng của nhà văn Kim Lân. Sự bình thường và bất thường là một quy luật tất yếu và là cặp anh em song sinh không thể tách rời trong cuộc sống.

- Ý kiến này cũng giúp người đọc cảm nhận rõ sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn với những số phận bất hạnh trong nạn đói năm 1945, bởi chính Kim Lân cũng từng phải ăn cám trong năm đói đó. Qua đó, người đọc hiểu được cảm quan nhân đạo mà Kim Lân gửi gắm qua tác phẩm.

- Ý kiến này càng làm rõ được tài năng lựa chọn tình tiết, tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật và đặc biệt là đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo.

III. Kết bài:

- Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, vừa đánh giá được tài năng của Kim Lân vừa làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

- Khẳng định sức sống mạnh mẽ và trường tồn của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.

######Bn tự viết thành bài văn nha bn######