• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu: Anh, chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Vì sao? Hãy kể một số việc cụ thể để chứng minh cho ý kiến của anh chị. Rất nhiều người đều có tâm lí ăn may. Ở người mắc bệnh trì hoãn thì dạng tâm lí này càng phổ biến. Họ luôn cho rằng trì hoãn công việc chẳng có gì là ghê gớm, mà không biết rằng rất có khả năng tới cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may? Về mặt lí thuyết, tâm lí ăn may là một dạng phản ứng bản năng của con người. Khi người ta gặp phải các loại thiên tai hoặc nguy hiểm, nếu họ có ý thức một cách rõ ràng rằng khả năng sống sót của mình là bằng không thì trong trạng thái ấy hệ thống tinh thần của con người sẽ sụp đổ. Vì vậy, những lúc như thế này hệ thống tự bảo vệ của con người sẽ khởi động. Đại não sẽ phát ra mệnh lệnh “Nhất định sẽ có cơ hội thoát ra ngoài, nhất định sẽ sống sót” giúp người ta dựa vào sức mạnh để kiên trì, từ đó có cơ hội sống sót… Rất nhiều người khi qua đường rõ ràng thấy đèn đỏ nhưng vẫn sải bước về phía trước. Thứ dung túng cho họ thực hiện hành vi vượt đèn đỏ chính là tâm lí ăn may. Họ cho rằng vượt đèn đỏ cũng không xui xẻo đến mức bị tai nạn giao thông. Nhưng thực tế hầu như những người bị tai nạn giao thông khi ấy đều có suy nghĩ như vậy. Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Con người luôn dễ dàng tin rằng, bi kịch chỉ xảy ra với người khác, cách mình còn rất xa. Chính tâm lí ấy khiến người ta coi thường dù chỉ là 1% khả năng xảy ra của bi kịch, nhưng đối với người mang tâm lí đó thì 1% cũng đồng nghĩa với 100%. Vì vậy, các bạn mắc bệnh trì hoãn, muốn thoát khỏi trì hoãn, ngàn vạn lần đừng mang tâm lí ăn may.

1 đáp án
57 lượt xem
2 đáp án
97 lượt xem
2 đáp án
42 lượt xem
1 đáp án
46 lượt xem

Đề bài Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi ở dưới (1) Tôi lại quay vào và thẫn thờ sờ tay lên mặt ván mát lạnh, mặt ván ngày xưa tôi đã biết bao lần leo lên nằm sấp người chờ ngọn roi ba tôi đánh xuống. Trà Long, làng mình bao giờ cũng đẹp. Cháu hiểu rõ điều đó hơn mẹ cháu. Làng mình đẹp, nhưng buồn. Hồi chú còn nhỏ, làng vui hơn. Cũng có thể làng vẫn thế thôi, nhưng bây giờ chú thấy khác. Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ khác đi, cháu ạ! Chúng ít rực rỡ hơn và ít trong suốt hơn. Nhưng dù sao chú vẫn tin rằng trong mắt cháu, thế giới vẫn còn nguyên vẹn, dù ngày mai khi cháu đến đây thì chú đã đi rồi... (2) Trà Long, bây giờ thì chú phải đi. Đã đến giờ rồi, tiếng gà gáy vọng lại từ cuối làng, trong cơn mơ cháu có bồn chồn nghe thấy? Hay cơn mơ cháu đêm nay đầy ắp hoa hồng, cháu thấy cháu cùng chú đi câu trên suối Lá và ngay vào lúc chú lặng lẽ rời bỏ cháu thì cháu đang mỉm cười với chú trong giấc ngủ thơ ngây? (3) Tôi bước chân đi mà lòng như thắt lại, hồn tôi sao quá đỗi nặng nề. Tội nghiệp Trà Long, tội nghiệp cháu vô cùng! Ngày mai khi cháu nghe thấy tiếng còi tàu thì chú đã ở xa ngoài năm trăm dặm. Có một bài hát đã hát như thế. Chú đã nghe bài hát buồn bã này nhiều lần, nhưng không bao giờ chú nghĩ bài hát đó lại hát cho chú và hát cho người chú yêu dấu. Ngày mai, khi cháu đến tìm chú, hẳn lúc ấy mặt trời đã lên và những cánh phượng cuối cùng của mùa hè đang bắt đầu ứa máu. Nhưng Trà Long yêu thương của chú, chú vẫn tin rằng, dù sao lúc ấy cháu cũng sẽ không khóc, cháu sẽ không khóc, có phải thế không? Thành phố Hồ Chí Minh 1990. (Trích “Mắt biếc”-Nguyễn Nhật Ánh) Câu 1: Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) của đoạn trích? (0,5 điểm) Câu 2: Theo em vì sao nhân vật chú lại khẳng định: Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ khác đi, cháu ạ! Chúng ít rực rỡ hơn và ít trong suốt hơn? (0,5 điểm) Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Giải thích ý nghĩa của nhan đề “Mắt biếc”? (1 điểm) Câu 4: Theo anh/chị, thông điệp nào là quan trọng nhất trong đoạn trích trên? Vì sao? (1 điểm) II. Làm văn ( 7 điểm) Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan của người nghệ sĩ trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

2 đáp án
27 lượt xem
2 đáp án
116 lượt xem

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Cuộc sống của chúng ta giống như những chuyến đi bởi lẽ, ta luôn có nhiều những lựa chọn nhưng không nên mất quá nhiều thời gian để tìm được kết quả mình muốn. Khi thật sự rã rời thân thể, bạn hãy dừng lại ven đường nghỉ ngơi đôi chút. Dừng lại và bước đi đúng là cách phục hồi năng lực nhanh chóng nhất. Lên dốc tuy chậm chạp, mệt mỏi thật nhưng phải thừa nhận mức độ an toàn cao hơn khi bạn thả dốc. Cảm giác của việc lao nhanh và phía trước tuyệt vời thật, nhưng biết đâu vực thẳm đâu đó mà bạn không kịp nhìn thấy, và biết đâu chiếc xe đã bị đứt thắng phanh. Có hàng trăm trở ngại, và bạn không bao giờ được tự mãn... Cuộc sống cũng giống một con đường, khi bạn đang bước trên những khổ đau thì đó là lúc bạn buộc phải "lên dốc" trong hành trình của đời mình. Dĩ nhiên, lúc tận hưởng cảm giác hạnh phúc thì không phải bất hạnh sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Cuộc đời vốn là một chuyến đi, cái bạn cần là "để dành" sức lực và cảm hứng cho những chặng đường kế tiếp. (Những con dốc cuộc đời,Nguyễn Quỳnh,Sinh viên Việt Nam) (https://www.chungta.com/…/tu-…/nhung_con_doc_cuoc_doi-4.html) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Hãy nêu cách phục hồi năng lực nhanh chóng nhất được thể hiện trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: Cuộc sống cũng giống một con đường, khi bạn đang bước trên những khổ đau thì đó là lúc bạn buộc phải "lên dốc" trong hành trình của đời mình. Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: Lên dốc tuy chậm chạp, mệt mỏi thật nhưng phải thừa nhận mức độ an toàn cao hơn khi bạn thả dốc. Câu 4. Anh/chị có đồng tình lời khuyên cái bạn cần do tác giả đưa ra ở cuối văn bản hay không? Nêu rõ lí do. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của việc vượt qua những con dốc cuộc đời trong cuộc sống con người.

2 đáp án
138 lượt xem

1/Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mỵ chết. Nhưng Mỵ cũng không còn nghĩ đến Mỵ có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mỵ cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mỵ cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) câu 1 văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? câu 2 Anh/ chị hiểu như thế nào về câu "con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày."? câu 3 hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản? câu 4 anh/ chị có đồng tình với suy nghĩ của Mị " Mị nghĩ rắng cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi."? Lý giải?

1 đáp án
94 lượt xem

[...] Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng... na ná nhau, kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp. Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ. (Trích: “Thương còn không hết..., ghét nhau chi” - Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ 2017, tr.31-32) Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản Câu 2. Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề ơn nghĩa sinh thành? Câu 3. Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi mang tính phong trào và những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay? Câu 4. Qua văn bản anh/ chị hãy rút ra một thông điệp mà mình tâm đắc nhất và nêu ý nghĩa của thông điệp ---- làm giúp em với ạ!

1 đáp án
160 lượt xem

Theo tiến sỹ Pamela Rutledge, Giám đốc chương trình tâm lý y khoa tại Trường tâm lý Massachusett, cái hay của selfie là nó cho phép ai cũng có cảm giác mình như một ngôi sao, và được tôn vinh như một người nổi tiếng. Bạn không cần phải là một cái tên thường được nhắc đến trên mặt báo, không cần phải có giấy mời để bước lên thảm đỏ, bạn cũng chả cần phải đóng một bộ phim hay sáng tác bài hát nào. Bạn chỉ cần một bức ảnh có khuôn mặt đẹp. Và bạn sẽ được ngưỡng mộ. Tiến sỹ Rutledge cho rằng, selfie là cách tuyệt vời để giới trẻ thể hiện bản thân mình. Đằng sau những bức ảnh selfie hiển nhiên là đẹp, thường còn ẩn chứa vô số thông điệp. Khi selfie với một nụ cười, bạn đang muốn cả thế giới biết rằng mình đang hạnh phúc. Khi selfie với một kiểu tóc mới, bạn cho thấy bạn sẵn sàng thay đổi. Selfie cùng với những người bạn cũ là thông điệp về việc bạn luôn được yêu quý. Selfie với những người bạn mới là thông điệp về sự dễ gần. Những bức ảnh selfie có thể nói về bạn nhiều hơn bạn tưởng. Ví dụ như độ chơi của bạn (qua địa điểm chụp), gu của bạn (qua quần áo, màu son, kiểu tóc…), tính cách của bạn (qua biểu cảm trên mặt) và cả sở thích (qua đồ uống) lẫn sự sành điệu (qua hiệu ứng bạn dùng). Selfie vì thế, trở thành công cụ để xây dựng hình ảnh cá nhân. Không ngoa khi cho rằng: Hãy nói bạn selfie thế nào, tôi có thể nói bạn là ai. Khi thế giới biết bạn là ai, theo đúng cách bạn muốn, bạn sẽ trở nên tự tin hơn. Chính điều này giải thích cho việc tại sao selfie trở thành một trào lưu phát triển nhanh và rộng đến vậy…. (Theo Phương Anh, Bùng nổ trào lưu Selfie trong giới trẻ, tienphong.vn/gioitre) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2. Đoạn trích trên bàn về nội dung gì? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Hãy nói bạn selfie thế nào, tôi có thể nói bạn là ai. Câu 4. Anh/Chị có tán đồng với quan điểm của tác giả trong đoạn trích không? Hãy viết khoảng 5 đến 7 dòng trình bày quan điểm của bản thân.

1 đáp án
81 lượt xem
2 đáp án
29 lượt xem

Mọi người ơi giúp em phần đọc hiểu này với ạ Giáo sư Daniel Kahneman ở trường đại học Princeton (Mỹ) (chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2002) và các nhà nghiên cứu khác đã thử đo tình trạng hạnh phúc chủ quan của con người bằng cách hỏi họ về trạng thái của họ vào những lúc nghỉ ngơi trong ngày. Số liệu nghiên cứu đưa ra trong bài báo được xuất bản trên tờ Science số ra ngày 30/06/2006 khẳng định rằng có rất ít sự tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc. Ngược lại, GS. Kahneman và các cộng sự còn phát hiện ra rằng những người có thu nhập cao hơn thường dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động gắn với những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng và stress. Thay vì dành nhiều thời gian hơn để giải trí, họ thường phải dành nhiều thời gian hơn để làm việc và đi làm. Họ thường xuyên ở những trạng thái như thù địch, giận dữ, lo lắng và căng thẳng. Tất nhiên, ý tưởng là tiền bạc không mua được hạnh phúc thì “xưa như Trái Đất” rồi. Nhiều tôn giáo cũng khuyên con người rằng sự gắn bó với những sở hữu vật chất khiến chúng ta không hạnh phúc. Ban nhạc Beatles cũng nhắc nhở chúng ta là tiền không thể mua được tình yêu (“money can't buy me love”) và những điều tốt đẹp nhất trên đời này thì không mất tiền mua (“The best things in life are free”). Chính Adam Smith (người nói rằng “không phải vì lòng tốt của người bán thịt, người cất rượu hay người thợ bánh mì mà chúng ta có bữa ăn tối, ai cũng tự thương mình, không phải vì người khác, họ không có ý muốn cung cấp nhu cầu cần thiết cho chúng ta, mà được lợi lạc khi làm các nghề đó”) đã miêu tả các thú vui tưởng tượng của giàu có như là “một sự lừa gạt”. Tuy nhiên, có điều gì đó rất mâu thuẫn về điều này. Nếu tiền bạc không mang lại hạnh phúc thì tại sao tất cả chính phủ các nước tại tập trung vào việc tăng thu nhập quốc dân theo đầu người? Tại sao rất nhiều người trong chúng ta gắng sức để kiếm nhiều tiền hơn nếu tiền bạc không làm chúng ta hạnh phúc hơn? Có lẽ câu trả lời nằm ở bản chất của chúng ta là con người có mục đích. Chúng ta phải làm việc để kiếm ăn, tìm bạn đời và nuôi dạy con. Tích lũy tiền đến một mức nào đó mang lại một sự bảo đảm cho những thời kỳ khó khăn. Tiền cũng là một cách thức đo độ thành công của chúng ta. Và tiền là một mục tiêu chúng ta cầu viện đến khi chúng ta chán làm bất cứ việc gì và không thể nghĩ ra lý do nào khác để làm việc. Kiếm tiền khiến chúng ta phải làm gì đó để cảm thấy mình có ích khi chúng ta không biết rõ tại sao chúng ta đang làm việc. Câu 1: Có mấy luận điểm lớn trong đoạn trích trên Câu 2: Theo tác giả bài viết, những khảo sát của Giáo sư Daniel Kahneman và các cộng sự đem lại những kết quả gì?

1 đáp án
104 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem

Đọc hai đoạn văn mở đầu và kết thúc truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành dưới đây: (1) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn. Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng... Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. (2) Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắc như những mũi lê. Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 38, 48) Từ hai đoạn văn trên cùng những hiểu biết về truyện ngắn này, anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng rừng xà nu qua kết cấu đầu cuối tương ứng.

1 đáp án
114 lượt xem