Đề bài Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi ở dưới (1) Tôi lại quay vào và thẫn thờ sờ tay lên mặt ván mát lạnh, mặt ván ngày xưa tôi đã biết bao lần leo lên nằm sấp người chờ ngọn roi ba tôi đánh xuống. Trà Long, làng mình bao giờ cũng đẹp. Cháu hiểu rõ điều đó hơn mẹ cháu. Làng mình đẹp, nhưng buồn. Hồi chú còn nhỏ, làng vui hơn. Cũng có thể làng vẫn thế thôi, nhưng bây giờ chú thấy khác. Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ khác đi, cháu ạ! Chúng ít rực rỡ hơn và ít trong suốt hơn. Nhưng dù sao chú vẫn tin rằng trong mắt cháu, thế giới vẫn còn nguyên vẹn, dù ngày mai khi cháu đến đây thì chú đã đi rồi... (2) Trà Long, bây giờ thì chú phải đi. Đã đến giờ rồi, tiếng gà gáy vọng lại từ cuối làng, trong cơn mơ cháu có bồn chồn nghe thấy? Hay cơn mơ cháu đêm nay đầy ắp hoa hồng, cháu thấy cháu cùng chú đi câu trên suối Lá và ngay vào lúc chú lặng lẽ rời bỏ cháu thì cháu đang mỉm cười với chú trong giấc ngủ thơ ngây? (3) Tôi bước chân đi mà lòng như thắt lại, hồn tôi sao quá đỗi nặng nề. Tội nghiệp Trà Long, tội nghiệp cháu vô cùng! Ngày mai khi cháu nghe thấy tiếng còi tàu thì chú đã ở xa ngoài năm trăm dặm. Có một bài hát đã hát như thế. Chú đã nghe bài hát buồn bã này nhiều lần, nhưng không bao giờ chú nghĩ bài hát đó lại hát cho chú và hát cho người chú yêu dấu. Ngày mai, khi cháu đến tìm chú, hẳn lúc ấy mặt trời đã lên và những cánh phượng cuối cùng của mùa hè đang bắt đầu ứa máu. Nhưng Trà Long yêu thương của chú, chú vẫn tin rằng, dù sao lúc ấy cháu cũng sẽ không khóc, cháu sẽ không khóc, có phải thế không? Thành phố Hồ Chí Minh 1990. (Trích “Mắt biếc”-Nguyễn Nhật Ánh) Câu 1: Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) của đoạn trích? (0,5 điểm) Câu 2: Theo em vì sao nhân vật chú lại khẳng định: Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ khác đi, cháu ạ! Chúng ít rực rỡ hơn và ít trong suốt hơn? (0,5 điểm) Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Giải thích ý nghĩa của nhan đề “Mắt biếc”? (1 điểm) Câu 4: Theo anh/chị, thông điệp nào là quan trọng nhất trong đoạn trích trên? Vì sao? (1 điểm) II. Làm văn ( 7 điểm) Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan của người nghệ sĩ trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
2 câu trả lời
1, Phép liên kết được sử dụng trong đoạn 1 là phép lặp từ "làng"2,Theo em, nhân vật chú Ngạn lại khẳng định: Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ khác đi, cháu ạ! Chúng ít rực rỡ và ít trong suốt hơn" bởi vì kji con người ta lớn lên thì nhân sinh quan sống cũng sẽ thay đổi. Mỗi người dần phải lăn lộn vào cuộc sống để lo toan, bươn chải và buộc phải sống thực tế hơn. Chính vì vậy, những sự hồn nhiên, ngây thơ và diệu kỳ của tuổi thơ sẽ dần được thay thế bằng những nỗi vất vả lo toan hàng ngày. Người lớn thường sẽ không nhìn đời bằng màu hồng như trẻ con nữa.3,Nội dung chính của đoạn trích là: những lời trong tâm thư của chú Ngạn gửi cho Trà Long trước khi rời làng Đo Đo yêu dấu của mình. Những lời trong tâm thư ấy của chú Ngạn chính là những tâm sự của một người con sẽ xa quê hương, xa những gì yêu thương và thân thuộc nhất mà trong lòng của chú Ngạn vẫn còn những tình cảm, ký ức nồng nàn đối với quê hương, với người con gái mà chú yêu (mẹ Trà Long)Nhan đề "Mắt biếc" có nghĩa là đôi mắt đẹp, là đôi mắt mộng mơ chứa đựng đầy ắp nhưng hy vọng, ước mơ và tình yêu dành cho quê hương, dành cho người mà mình yêu.4,Theo em, thông điệp quan trọng nhất là "Nhưng dù sao chú vẫn tin rằng trong mắt cháu, thế giới vẫn còn nguyên vẹn, dù ngày mai khi cháu đến đây thì chú đã đi rồi...". Trong tâm hồn của những đứa trẻ, tâm hồn sẽ đầy ắp những tình yêu đơn thuần đối với quê hương và con người. Nhưng khi chúng ta lớn lên rồi thì có lẽ tình yêu đối với quê hương cũng sẽ khác đi phần nào. Chú Ngạn gửi gắm những dòng đó đối với Trà Long mong Trà Long mãi mãi giữ được tình cảm đối với quê hương như thuở ban sơ, dù cho sau này có chuyện gì xảy ra.****Nhà văn Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông có khối lượng sáng tác đồ sộ với các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận phê bình. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác năm 1987 là tác phẩm in đậm phong cách tự sự, triết lý của nhà văn Nguyễn Minh Châu . Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của 1 nghệ sĩ nhiếp ảnh: Phùng và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. Một trong những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu đó chính là mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật cũng như những cảm quan của người nghệ sỹ.Theo quan niệm của Nguyễn Minh Châu: "Trong tác phẩm nghệ thuật, cả đối tượng biểu hiện, hình thức, ý tưởng đều hướng tới cái đẹp". Chính vì vậy, trong "Chiếc thuyền ngoài xa", nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt sứ mệnh đi tìm cái đẹp, đi tìm chân lý của nghệ thuật cho nhân vật Phùng, một nhiếp ảnh gia kỳ công và tài năng. Trong truyện, tác giả đã xen lẫn rất nhiều những suy nghĩ và quan điểm của mình vào, ví dụ như "Bản thân cái đẹp chính là đạo đức". Trong quan niệm của Nguyễn Minh Châu, nghệ thuật chính là sự thống nhất hài hòa của đạo đức và cái đẹp. Bức ảnh mà Phùng chụp được sau bao ngày là bức ảnh con thuyền vào bờ vào buổi sáng bình minh. Những hình ảnh qua lời miêu tả của Phùng: "như bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ", mũi thuyền in một nét mờ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút hồng do ánh mặt trời, từng đường nét và ánh sáng của bức tranh đều hài hòa làm cho Phùng cảm thấy bối rối. Chắc chắn Phùng là người tài hoa, yêu vẻ đẹp và yêu nghệ thuật thì mới có những cảm nhận tài hoa đến như vậy. Sự tài năng của anh đến từ việc anh bền bỉ tìm cảnh để chụp và khi tìm được rồi thì anh đã cảm nhận được vẻ đẹp đơn giản và toàn bích của con thuyền đang vào bờ lúc sáng bình minh. Cảm xúc của nhân vật đó là bối rối và cảm nhận có cái gì bóp thắt vào tim. Chính nhờ những rung động tinh tế trước cái đẹp mới làm anh trở nên như vậy. Vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh làm nảy nở cảm giác hạnh phúc ngập tràn trong tâm hồn anh, làm cho tâm hồn anh trở nên trong ngần và lâng lâng đến khó tả và anh cảm giác như mình đã phám phá ra được sự trọn vẹn của cái đẹp trong cuộc sống hay còn gọi là "chân lý của sự toàn thiện". Bức tranh của Phùng chứa đựng cả sự dung dị, đơn giản, hài hoà, hàm súc, gợi cảm xúc và suy tưởng sâu xa. Toàn bộ những hình ảnh ấy đều hàm chứa những ý nghĩa sâu xa, nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, sau khoảnh khắc tuyệt vời của sáng tạo nghệ thuật, dường như cuộc truy tìm chân lí, sự thật và cái đẹp vẫn chưa kết thúc. Vẻ đẹp của bức ảnh dường như cũng là những dự cảm về quan điểm nghệ thuật trọn vẹn của nhân vật Phùng. Chân lý của sự toàn thiện được khơi gợi trong anh khi anh chụp được bức ảnh ấy, nhưng liệu nó có được giữ mãi ở phần phía sau câu chuyện hay không? Tấm ảnh ấy hoàn toàn không là sự dối lừa, nhưng nó mới chỉ là bề nổi của vẻ đẹp mà người nghệ sỹ quan sát được mà thôi. Nhà văn gửi gắm thông điệp về sự hoàn thiện của nghệ thuật, đó phải là sự thống nhất về cả vẻ đẹp và đạo đức. Khoảnh khắc mà người nghệ sĩ nắm bắt được qua bức ảnh không phải là khoảnh khắc dối lừa, nhưng sự thật sau khoảnh khắc ấy là cả một thế giới nhân sinh đầy nghịch lí, thậm chí là khổ đau mà người nghệ sỹ cần khám phá ra chứ không phải chấp nhận nghệ thuật nửa vời, chỉ đẹp về mặt hình thức.Hình ảnh "người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ" dường như chứa đựng những sự bình yên đến đáng sợ, chứa đựng sự thật sáng tỏ hơn về nghệ thuật mà Phùng sẽ khám phá. Những gì anh nhìn thấy sau đó trên bãi cát là cảnh tượng bạo lực gia đình, là cảnh tượng chồng đánh vợ, con đánh cha và nạn nhân của sự nghèo đói và dân trí thấp. Khung cảnh ấy làm anh choáng váng. Xung đột của truyện xuất hiện khi có sự xung đột giữa vẻ đẹp của cảnh bình minh kia và những sự vất vả, nhọc nhằn mưu sinh của con người. Nhà văn như gửi gắm thông điệp về sự tổng hoà của tất cả những mặt của đời sống trong thế giới nghệ thuật: người nghệ sĩ là người khám phá và biểu hiện bản chất đời sống ở những chiều kích khác nhau. Thế giới nghệ thuật không hề tách rời cuộc sống thật mà là thế giới hàm chứa trong nó các tầng khác nhau của hiện thực, phản ánh hiện thực thông qua con mắt của người nghệ sỹ. Truyện khơi gợi sứ mệnh của người cầm bút, người nghệ sỹ về sự khám phá toàn diện và trọn vẹn của nghệ thuật trong cuộc sống.Tóm lại, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nêu lên được mối quan hệ sâu sắc giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật không tách rời cuộc sống thực mà gắn liền sâu sắc, phản ánh được toàn bộ các mặt của đời sống, khám phá ra vẻ đẹp toàn diện của cuộc sống gắn liền với đạo đức thì đó mới là nghệ thuật.
1, Phép liên kết được sử dụng trong đoạn 1 là phép lặp từ "làng"
2,
Theo em, nhân vật chú Ngạn lại khẳng định: Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ khác đi, cháu ạ! Chúng ít rực rỡ và ít trong suốt hơn" bởi vì kji con người ta lớn lên thì nhân sinh quan sống cũng sẽ thay đổi. Mỗi người dần phải lăn lộn vào cuộc sống để lo toan, bươn chải và buộc phải sống thực tế hơn. Chính vì vậy, những sự hồn nhiên, ngây thơ và diệu kỳ của tuổi thơ sẽ dần được thay thế bằng những nỗi vất vả lo toan hàng ngày. Người lớn thường sẽ không nhìn đời bằng màu hồng như trẻ con nữa.
3,
Nội dung chính của đoạn trích là: những lời trong tâm thư của chú Ngạn gửi cho Trà Long trước khi rời làng Đo Đo yêu dấu của mình. Những lời trong tâm thư ấy của chú Ngạn chính là những tâm sự của một người con sẽ xa quê hương, xa những gì yêu thương và thân thuộc nhất mà trong lòng của chú Ngạn vẫn còn những tình cảm, ký ức nồng nàn đối với quê hương, với người con gái mà chú yêu (mẹ Trà Long)
Nhan đề "Mắt biếc" có nghĩa là đôi mắt đẹp, là đôi mắt mộng mơ chứa đựng đầy ắp nhưng hy vọng, ước mơ và tình yêu dành cho quê hương, dành cho người mà mình yêu.
4,
Theo em, thông điệp quan trọng nhất là "Nhưng dù sao chú vẫn tin rằng trong mắt cháu, thế giới vẫn còn nguyên vẹn, dù ngày mai khi cháu đến đây thì chú đã đi rồi...". Trong tâm hồn của những đứa trẻ, tâm hồn sẽ đầy ắp những tình yêu đơn thuần đối với quê hương và con người. Nhưng khi chúng ta lớn lên rồi thì có lẽ tình yêu đối với quê hương cũng sẽ khác đi phần nào. Chú Ngạn gửi gắm những dòng đó đối với Trà Long mong Trà Long mãi mãi giữ được tình cảm đối với quê hương như thuở ban sơ, dù cho sau này có chuyện gì xảy ra.
****
Nhà văn Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông có khối lượng sáng tác đồ sộ với các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận phê bình. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác năm 1987 là tác phẩm in đậm phong cách tự sự, triết lý của nhà văn Nguyễn Minh Châu . Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của 1 nghệ sĩ nhiếp ảnh: Phùng và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. Một trong những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu đó chính là mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật cũng như những cảm quan của người nghệ sỹ.
Theo quan niệm của Nguyễn Minh Châu: "Trong tác phẩm nghệ thuật, cả đối tượng biểu hiện, hình thức, ý tưởng đều hướng tới cái đẹp". Chính vì vậy, trong "Chiếc thuyền ngoài xa", nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt sứ mệnh đi tìm cái đẹp, đi tìm chân lý của nghệ thuật cho nhân vật Phùng, một nhiếp ảnh gia kỳ công và tài năng. Trong truyện, tác giả đã xen lẫn rất nhiều những suy nghĩ và quan điểm của mình vào, ví dụ như "Bản thân cái đẹp chính là đạo đức". Trong quan niệm của Nguyễn Minh Châu, nghệ thuật chính là sự thống nhất hài hòa của đạo đức và cái đẹp. Bức ảnh mà Phùng chụp được sau bao ngày là bức ảnh con thuyền vào bờ vào buổi sáng bình minh. Những hình ảnh qua lời miêu tả của Phùng: "như bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ", mũi thuyền in một nét mờ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút hồng do ánh mặt trời, từng đường nét và ánh sáng của bức tranh đều hài hòa làm cho Phùng cảm thấy bối rối. Chắc chắn Phùng là người tài hoa, yêu vẻ đẹp và yêu nghệ thuật thì mới có những cảm nhận tài hoa đến như vậy. Sự tài năng của anh đến từ việc anh bền bỉ tìm cảnh để chụp và khi tìm được rồi thì anh đã cảm nhận được vẻ đẹp đơn giản và toàn bích của con thuyền đang vào bờ lúc sáng bình minh. Cảm xúc của nhân vật đó là bối rối và cảm nhận có cái gì bóp thắt vào tim. Chính nhờ những rung động tinh tế trước cái đẹp mới làm anh trở nên như vậy. Vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh làm nảy nở cảm giác hạnh phúc ngập tràn trong tâm hồn anh, làm cho tâm hồn anh trở nên trong ngần và lâng lâng đến khó tả và anh cảm giác như mình đã phám phá ra được sự trọn vẹn của cái đẹp trong cuộc sống hay còn gọi là "chân lý của sự toàn thiện". Bức tranh của Phùng chứa đựng cả sự dung dị, đơn giản, hài hoà, hàm súc, gợi cảm xúc và suy tưởng sâu xa. Toàn bộ những hình ảnh ấy đều hàm chứa những ý nghĩa sâu xa, nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, sau khoảnh khắc tuyệt vời của sáng tạo nghệ thuật, dường như cuộc truy tìm chân lí, sự thật và cái đẹp vẫn chưa kết thúc. Vẻ đẹp của bức ảnh dường như cũng là những dự cảm về quan điểm nghệ thuật trọn vẹn của nhân vật Phùng. Chân lý của sự toàn thiện được khơi gợi trong anh khi anh chụp được bức ảnh ấy, nhưng liệu nó có được giữ mãi ở phần phía sau câu chuyện hay không?
Tấm ảnh ấy hoàn toàn không là sự dối lừa, nhưng nó mới chỉ là bề nổi của vẻ đẹp mà người nghệ sỹ quan sát được mà thôi. Nhà văn gửi gắm thông điệp về sự hoàn thiện của nghệ thuật, đó phải là sự thống nhất về cả vẻ đẹp và đạo đức. Khoảnh khắc mà người nghệ sĩ nắm bắt được qua bức ảnh không phải là khoảnh khắc dối lừa, nhưng sự thật sau khoảnh khắc ấy là cả một thế giới nhân sinh đầy nghịch lí, thậm chí là khổ đau mà người nghệ sỹ cần khám phá ra chứ không phải chấp nhận nghệ thuật nửa vời, chỉ đẹp về mặt hình thức.
Hình ảnh "người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ" dường như chứa đựng những sự bình yên đến đáng sợ, chứa đựng sự thật sáng tỏ hơn về nghệ thuật mà Phùng sẽ khám phá. Những gì anh nhìn thấy sau đó trên bãi cát là cảnh tượng bạo lực gia đình, là cảnh tượng chồng đánh vợ, con đánh cha và nạn nhân của sự nghèo đói và dân trí thấp. Khung cảnh ấy làm anh choáng váng. Xung đột của truyện xuất hiện khi có sự xung đột giữa vẻ đẹp của cảnh bình minh kia và những sự vất vả, nhọc nhằn mưu sinh của con người.
Nhà văn như gửi gắm thông điệp về sự tổng hoà của tất cả những mặt của đời sống trong thế giới nghệ thuật: người nghệ sĩ là người khám phá và biểu hiện bản chất đời sống ở những chiều kích khác nhau. Thế giới nghệ thuật không hề tách rời cuộc sống thật mà là thế giới hàm chứa trong nó các tầng khác nhau của hiện thực, phản ánh hiện thực thông qua con mắt của người nghệ sỹ. Truyện khơi gợi sứ mệnh của người cầm bút, người nghệ sỹ về sự khám phá toàn diện và trọn vẹn của nghệ thuật trong cuộc sống.
Tóm lại, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nêu lên được mối quan hệ sâu sắc giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật không tách rời cuộc sống thực mà gắn liền sâu sắc, phản ánh được toàn bộ các mặt của đời sống, khám phá ra vẻ đẹp toàn diện của cuộc sống gắn liền với đạo đức thì đó mới là nghệ thuật.