Nêu ý nghĩa của đoạn thơ: "Tổ quốc tôi vẫn tần tảo sớm trưa Mẹ dãi nắng cha dầm mưa hôm sớm Ôi yêu lắm trái tim Việt Nam to lớn Mãi mênh mang nhân hậu lại quật cường".

1 câu trả lời

Với người Việt Nam, hai tiếng “Tổ quốc” từ bao đời đã trở thành tiếng nói thiêng liêng, tha thiết nhất…Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992), tổ quốc là “đất nước, được bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó” (tr.990). Như vậy, tổ quốc trước hết chính là đất nước, giang sơn tổ tiên, ông bà bao đời trước xây dựng, bảo vệ và để lại.

Có thể tìm về từ nguyên để hiểu hơn hàm nghĩa sâu xa của từ “tổ quốc”. Đây là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, “tổ” (bộ kỳ) có nghĩa là “tổ tiên”; “quốc” (bộ vi) có nghĩa là “nước, đất nước”. Cụ thể, chữ “quốc” có tự dạng bộ vi bên ngoài, chữ khẩu, chữ qua và chữ nhất bên trong. Thiều Chửu trong Hán Việt tự điển định nghĩa “có đất có dân, có quyền cai trị gọi là nước”.

Ban đầu, “quốc” là phần đất mà thiên tử phong cho vua các nước chư hầu. Về sau, “quốc” được mở rộng nội hàm, được dùng để chỉ cho “đất nước” nói chung. Một “quốc” phải bao gồm các phương diện chính sau: lãnh thổ (chữ vi với nghĩa bao quanh biểu thị ý nghĩa này), nhân dân (do chữ khẩu với nghĩa cái miệng, rồi hoán dụ chỉ người biểu thị), thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ (do chữ nhất với nghĩa là thống nhất, duy nhất biểu thị) và chủ quyền (do chữ qua với nghĩa tên một loại vũ khí, rồi hoán dụ chỉ nghĩa chiến đấu, sau đó là chiến đấu để bảo vệ, giữ lấy biểu thị).

Như vậy, “tổ quốc” có thể hiểu là “đất nước của tổ tiên (xây dựng, bảo vệ và để lại)”. Do đó, “tổ quốc” hay đất nước không phải là tài sản riêng của một cá nhân, một dòng họ, một tổ chức, một nhà nước, một chế độ nào cả. “Tổ quốc” là tài sản chung của cả một dân tộc trải qua hàng nghìn đời vun đắp, giữ gìn, kế thừa và xây dựng. Đó là thứ tài sản thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép lời vua Lê Thánh Tông dụ bọn thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Người phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”. Thời điểm diễn ra sự việc kể trên là vào năm 1473, tức năm Hồng Đức thứ 4.

Lời răn của người xưa luôn có ý nghĩa sâu xa, thâm thúy, đặc biệt những lời răn đặc biệt quan trọng như vừa dẫn, giá trị của nó xuyên thời gian, đến với muôn đời các thế hệ dân tộc Việt Nam

Bn tham khảo thôi nha

Câu hỏi trong lớp Xem thêm