Giải thích tiêu chí phân vùng văn học dân gian

1 câu trả lời

 Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Với người Việt Nam, văn học dân gian là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong tiếng ru ầu ơ dân tộc. Văn học dân gian không chỉ góp phần thể hiện đời sống lao động và tâm hồn người bình dân mà còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc. Qua văn học dân gian, ta cảm nhận rõ hơn sự kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu, thấy thương hơn gốc lúa, vườn rau, thương hơn cuộc sống quanh ta.

     Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như "bộ bách khoa toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học" của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng xử… Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.

     Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức, luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự giao thoa với phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu chức năng nhận thức là sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách khách quan thì chức năng giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Song, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp.

     Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Mang bản chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo trong môi trường diễn xướng.

     Về chức năng sinh hoạt: Khác với văn học viết, văn học dân gian ra đời và trở thành một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt "từ chiếc nôi ra tới nấm mồ". Môi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện quan trọng cho văn học dân gian hình thành và phát triển.