anh/chị có đông cảm với tác giả khi nghĩ về biển đảo của tổ quốc hôm nay? hãy viết ra mối đồng cảm sau sắc nhất của anh/chị

2 câu trả lời

Trường ca chính là cuộc sống hiện thực mà tác giả ghi nhận được trong chuyến đi thực tế Trường Sa cộng với tình yêu quê hương đất nước, con người, nhà thơ đã phác họa chân dung người lính Trường Sa thật đậm nét “Hồn nhiên, lặng lẽ Cần mẫn nép mình dưới bóng trời xanh”. Cuộc sống đời thường của người lính được chọn lọc đưa vào thơ rất dung dị và cảm động: Uống một ngụm tí thôi, đỡ khát. Nhớ để dành chăm mấy “hộp rau”. Nhớ dành. Kẻo lúc ốm đau  Sốt nóng, sẽ đòi uống nước… Họ như “Hoa muống biển thơm ngát về đêm”.
Tổ quốc nơi đường chân trời của tác giả Nguyễn Trọng Văn mang ý nghĩa rộng lớn và những dự cảm tốt đẹp, xán lạn về tương lai dân tộc. Phía đường chân trời là vùng “biển bạc” – “cơ thể” thân yêu của Tổ quốc, những hòn máu giang sơn Việt mang tên Trường Sa, Hoàng Sa hiện lên thiêng liêng! Mỗi chương trong trường ca là mỗi “lát cắt” nóng hổi về lịch sử và hiện thực cuộc sống của nhiều thế hệ người lính trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ bờ cõi thân yêu, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Dòng cảm xúc tuôn chảy ào ạt suốt dọc bản trường ca và những chi tiết cuộc sống chân thật mang lại cho người đọc sự tin cậy sâu sắc về chủ quyền dân tộc. Cuộc sống và sự hi sinh của người lính hóa thành thơ, trường ca, huyền thoại, những trang đời, trang sử chói lọi của dân tộc ta. Hãy tìm đọc Trường ca để hiểu thêm về những vất vả, hy sinh của người lính biển giữa biển khơi, ngày đêm đứng gác, bảo vệ vùng trời, vùng biển, vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc; chia sẽ, tiếp thêm nghị lực, dũng khí, cổ vũ các anh tiếp tục sự nghiệp tổ tiên để lại cho hôm nay và mai sau “Tổ quốc Đường chân trời” góp vào dòng trường ca Việt một hình tượng Đất nước mới: Tổ quốc mình ở phía Trường Sa.

anh/chị có đông cảm với tác giả khi nghĩ về biển đảo của tổ quốc hôm nay? hãy viết ra mối đồng cảm sau sắc nhất của anh/chị

bạn nêu tên tác giả tấc phẩm

Câu hỏi trong lớp Xem thêm