cảm nhận về vẻ đẹp người phụ nữ việt nam trước năm 1975 qua nhân vật Mị và nhân vật Thị

1 câu trả lời

Em tham khảo dàn ý nhé 

I.MB :

- Dẫn dắt từ vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong văn học

- Nêu VĐNL 

II.TB

1. Khái quát chung 

- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài ,tác phẩm VCAP 

- Giới thiệu nhà văn Kim Lân, tác phẩm VN 

- Giá trị nhân đạo là gì : Là giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính.Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của con người,sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.Đồng thời lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người,..

2.Phân tích

 a. Vẻ đẹp tâm hồn Mị 

   * Số phận bất hạnh của Mị ( nói sơ qua,không phân tích kĩ )\\

   * Vẻ đẹp tâm hồn Mị

 - Là một cô gái có ngoại hình đẹp,tài hoa : Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cung hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”

 - Mị còn có những phẩm chất tốt đẹp 

   + Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.

   + Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do, không ham giàu sang, hiếu thảo( sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố)

 - Mị là người con gái có khao khát sống,sức sống tiềm tàng mạnh mẽ ( 3 lần ) 

   +Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do.

    + Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:

       > Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị.

       > Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.

        > Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do

        > Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.

        > Khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

- Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

    + Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:

       > Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.

       > Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, ... phải chết”.

        > Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ

        > Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

- Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

- Nghệ thuật 

b. Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Thị 

* Hoàn cảnh : nói qua 

* Vẻ đẹp tâm hồn

  -Là cô gái nhanh nhẹn,vui vẻ, hoạt bát ( lần đầu gặp Tràng)

  - Khát vọng sống : Khi anh cu Tràng đùa " có về với tớ thì ...cùng về",Thị đồng ý mà không hề do dự => xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống 

  - Vẻ đẹp nữ tính : e thẹn, xấu hổ, ý tứ, hiền hậu 

    + Trên đường về nhà chồng 

    + Về đến nhà chồng 

    + Khi gặp bà cụ Tứ 

    + Buổi sáng hôm sau 

 - Thị đem đến cho mọi người niềm tin ở tương lai 

    + Cả xóm ngụ cư như sống dậy khi thấy Thị xuất hiện bên cạnh Tràng 

    + Bà cụ Tứ như trẻ lại 

    + Khai sáng cho cái đầu của Tràng 

=> Nghệ thuật 

 3. Tư tưởng nhân đạo của 2 nhà văn 

 a. Giống nhau 

  - Đều kế thừa giá trị nhân đạo mang tính truyền thống của văn học trước năm 1945: cảm thông sâu sắc vs số phận người nông dân trong xã hội cũ; tố cáo, lên án chế độ thực dân .

  - Đều góp phần làm phong phú cho truyền thống nhân đạo của văn học dân tộc : cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai .

  - Lí giải điểm chung : đều là những nhà văn Cách mạng

  b. Khác nhau 

   * VCAP: Sức sống tiềm tàng của bản thân đã tự giải thoát cho mình 

   * VN: Nhân vật nhìn thấy con đường để thoát khỏi cuộc sống cùng cực ấy.

   * Lí giải khác nhau : do mỗi tác phẩm gắn với 1 hoàn cảnh cụ thể, do phong cách sáng tác và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.

     - VCAP: Người nôgn dân miền núi bị áp bức bởi địa chủ phong kiến miền núi 

     - VN: Viết về nạn đói do chính sách tàn bạo của phát xít 

III.KB 

    - Đánh giá chung