• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không ? Không sao đâu vì ... Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công. Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. (Theo Trái tim có điều kì diệu, SGK Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục, 2017, tr.41-42) Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, vì sao “bạn chớ lo sợ thất bại”? Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong đoạn trích. Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm “Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình” không? Vì sao?

1 đáp án
31 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “...Trong những bài giảng hàng ngày, chúng ta cần bồi đắp cho học sinh lòng biết ơn và tinh thần sẵn sàng hy sinh, gánh vác trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với cộng đồng, điều đó cần ngay hôm nay và lúc này, mà không đợi tới khi học sinh đã trưởng thành. Nhân loại đang trải qua những ngày tháng khó khăn chưa từng có do sức tấn công của dịch bệnh. Sự sống của con người chưa bao giờ mong manh đến thế. Một loại vi rút vô cùng nhỏ bé nhưng có sức tàn phá ghê gớm và sức hủy diệt khôn lường. Sự sống của hàng nghìn con người bị cướp đi chỉ trong một thời gian ngắn, khiến chúng ta thấu hiểu và cảm nhận được đầy đủ, sinh động hơn giá trị thiêng liêng, giá trị trên hết của sự sống, sự sống con người. Chúng ta cần dạy cho học sinh hiểu được giá trị của sự sống và tình yêu cuộc sống... Câu 1: Em hãy xác định nội dung của đoạn trích trên? Câu 2: Trong câu “Trong những bài giảng hàng ngày, chúng ta cần bồi đắp cho học sinh lòng biết ơn và tinh thần sẵn sàng hy sinh, gánh vác trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với cộng đồng, điều đó cần ngay hôm nay và lúc này mà không đợi tới khi học sinh đã trưởng thành”? Mọi người giúp em giải câu này gấp với ạ sắp đến h nộp bài r ạ

1 đáp án
30 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ... (Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân) Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập loè trong đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc cửa dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ đồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh... (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông ? – Hoàng Phủ Ngọc Tường) Anh/ chị hãy viết một bày văn nghị luận trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của những dòng sông quê hương qua hai đoạn trích trên, từ đó, nêu lên trách nhiệm của bản thân trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường thiên nhiên trong bối cảnh hiện nay. __HẾT__

2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người ỉà thành công, v.v. Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình. (2) Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công đề làm gì”? Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện. (3) Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng. Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công. Trích “những bài học quý” Câu 3. Xác đinh 1 phép liên kết trong đoạn (3) của văn bản? Câu 4: Tìm và chỉ ra 2 biện pháp NT trong đoạn (1) của văn bản? Câu 5: Nêu thông điệp của người viết? (2-3 dòng) help plzzz:((😭50đ

2 đáp án
28 lượt xem

ĐOC HIEU (4.0 điểm) Đọc văn bản: Hành trình từ bản người Dao đến học bổng châu Âu của một cô gái dân tộc thiểu số sẽ truyển cảm hứng tới mọi người về khát khao chinh phục những chân trời, dù bạn là ai và sinh trong hoàn cảnh nào. Chọn con đường ngược chiều so với suy nghĩ của bản làng, Chảo Thị Yến quyết tâm học hết cấp 3, sau đó cô trở thành sinh viên Đại học Lâm nghiệp. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, Yến dành được học bổng toàn phẩn trị giá 50.000 USD tức khoảng 1,2 tỷ đổng, đào tạo Thạc sĩ ngành quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đức và Italy, trở thành cô gái miền núi đầu tiên của xã vùng biên giới Việt - Trung đi du học. Tất cả hành trình đầy gian nan nhưng vô cùng tự hào ấy được Chảo Yen ghi lại trong cuốn tự truyện Đường ngược chiêu. Du học và quay trở về Việt Nam, Chảo Thị Yen hiện là một cán bộ của Trung tâm Con người và Thiên nhiên với những du án giúp ích cho các vùng khó khăn. Dám mơ, dám đi và dám thử một lần ngược chiều, những điều ấy đã tạo nên một Chảo Thị Yến khác biệt, bản lĩnh và truyền cảm húng (Chảo Thị Yến, Cô gái từ bản người Dao đến học bóng châua Nguyễn Nga, Trung tâm tin tức vtv24 - VTV News, thứ 4, ngày 01/04/20 Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Văn bản trên cung cấp cho anh/chị thông tin gì? (0,5đ) Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ) Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về đưong ngược chieu trong suy nghĩ của Chảo Thị Yên? (1đ) Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao? (2đ)

1 đáp án
25 lượt xem

Mn giúp e vs ạ Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Trong xã hội hiện đại, bạn dễ dàng biết được thông tin giá cả của bất cứ thứ hàng hóa nào. Thế nhưng có bao giờ bạn thử tìm hiểu giá trị của chính bản thân mình? (2) Phần lớn chúng ta thường “đo lường” giá trị bản thân thông qua vật chất mà người đó sở hữu. Ai có nhiều tiền, có biệt thự sang trọng, có siêu xe, ... thì trở nên có giá trị hơn những người ít tiền, không của cải. Cách này xem ra có lợi cho những nhà kinh doanh. Đành rằng tài sản ) bé, vô dụng”? (1.5 điểm có thể được tạo ra từ năng lực của cá nhân. Nhưng nên nhớ rằng giá trị bản thân không nằm trong khối tài sản của bạn mà ở năng lực tạo ra khối tài sản ấy. Giá trị của cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố bên trong, đó là nhân cách, ước mơ, hoài bão, mục đích sống, chuẩn mực sống ... mà mỗi người đặt ra cho mình và tôn trọng suốt đời chứ không phải những thứ vật chất bên ngoài. (3) Khi bạn sống hết mình cho đam mê, khát vọng, bạn thực sự có giá trị hơn một ai đó sống mỏi mòn với một công việc mà mình không yêu thích. Khi bạn gắng sức để hoàn thành một trách nhiệm nhỏ bé với mong muốn góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, bạn thực sự có giá trị hơn một trí thức thỏa mãn với chiếc ghế quan chức mua bằng tiền. Khi bạn mở rộng trái tim để yêu thương, chia sẻ và đem sự bình an đến cho những người xung quanh, bạn thực sự có giá trị hơn một triệu phú âm thầm hưởng thụ sự giàu sang một mình… Sự cống hiến của mỗi cá nhân đối với cộng đồng làm nên giá trị của bản thân. (4) Con người là một loại “hàng hóa đặc biệt”, không bao giờ có cùng giá trị tương đương. Đừng bao giờ so sánh mình với người khác để thấy mình nhỏ bé, vô dụng. Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh đáng tự hào, giá trị của chúng ta là điểm mạnh ấy. (Theo Hữu Thắng – “Đi tìm giá trị bản thân”) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. (1.0 điểm) Câu 2: Em hiểu thế nào về câu nói sau: “Giá trị bản thân không nằm trong khối tài sản của bạn mà ở năng lực tạo ra khối tài sản ấy”? (1.5 điểm) Câu 3: Theo em, lí do nào khiến tác giả đưa ra lời khuyên: “Đừng bao giờ so sánh mình với người khác để thấy mình nhỏ bé, vô dụng"?

1 đáp án
28 lượt xem