1 câu trả lời
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 1
"Vợ chồng A Phủ" là một trong những thành công lớn nhất của nhà văn Tô Hoài - là truyện ngắn rút ra từ tập "Truyện Tây Bắc" viết vào năm 1953. "Vợ chồng A Phủ" là tác phẩm lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người và là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Truyện viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở vùng núi cao Tây Bắc trước và sau khi đến với cách mạng và niềm cảm thông sâu sắc trước số phận khốn khổ, bất hạnh tủi nhục khi bị mất quyền sống của người dân lao động miền núi dưới ách thống trị của lũ chúa đất và bọn thực dân và qua đó ca ngợi tinh thần cách mạng của họ.
Đọc truyện ngắn ta thực sự xót xa cho Mị, một cô gái Mèo đẹp nết, đẹp người: cần cù,đảm đang, hiếu thảo, giàu lòng yêu đời... chỉ vì gia đình nghèo mà Mị phải đi làm con dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra.Cuộc sống ở đây đã biến một cô gái hồn nhiên, tràn đầy sức sống và giàu mơ ước trở thành một con người khắc khổ, sống lầm lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa", thậm chí nhiều lúc Mị cảm thấy mình không bằng một con vật: "bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi... con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn đc đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong cái nhà này thì vùi đầu vào làm việc cả ngày cả đêm"...
....Những ngày tết A Sử đi chơi, Mị còn bị trói đứng trong buồng tối. Vậy mà khi vừa được chị dâu cởi trói Mị lại phải đi hái lá thuốc cho chồng, nhỡ mệt thiếp đi thì lại bị A Sử lấy chân đạp vào đầu. Danh nghĩa là con dâu nhà quan nhưng thực chất Mị cũng chỉ là một nô lệ làm việc không công. Mị không chỉ bị bố con A Sử bóc lột về sức lao động mà còn bị chúng hủy hoại cả cuộc sống tinh thần, ngăn cấm và dập tắt mọi suy nghĩ cũng như nguyện vọng dù là rất nhỏ của cô gái trẻ. Đã mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc. Đã có lúc cô muốn tìm đến cái chết nhưng vì thương cha, lo cho người cha già yếu không lo nổi món nợ lớn nên cô không thể chết, đành quay lại cuộc đời nô lệ để trả nợ cho cha.
Bị giam hãm đầy đọa trong cái địa ngục ấy, Mị đang chết dần với năm tháng, Mị gần như tê liệt sức sống. Mị không còn ý thức về không gian, thời gian và các mối quan hệ xã hội, không hiện tại và cũng không có cả tương lai. Ở lâu trong cái khổ Mị đã quen với cái khổ rồi. Cuộc đời của Mị chỉ thu lại qua khung cửa sổ nhỏ bằng bàn tay "mờ mờ", "trăng trắng không biết là sương hay nắng". Mị hầu như mất hết cả ý thức về bản thân và những mong muốn đổi thay cho số phận, thậm chí Mị còn không có cả những ý nghĩ về cái chết nữa.
Bên cạnh nhân vật Mị là nhân vật A Phủ. A Phủ vốn là một thanh niên tràn đầy sức sống, khỏe mạnh, gan dạ, lao động giỏi có lòng nhiệt huyết với công việc vậy mà chỉ vì một lần đánh nhau với A Sử - con trai thống lí Pá Tra. A Phủ trở thành kẻ đi ở đợ cho nhà thống lí. Cũng như Mị những ngày sống ở nhà thống lí A Phủ chịu biết bao sự đầy đọa nhục hình cả về thể xác lẫn tinh thần. Để rồi trong gian khổ hai con người này đã gặp nhau ở sự đồng cảm sâu sắc, ở tình thương con người cùng cảnh ngộ.
Giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở chỗ nhà văn vạch trần những hành vi, việc làm bạo ngược, đầy bất công ngang trái của cha con nhà thống lí. Chỉ cần xem cách đối sử của A Sử với Mị cũng thấy được điều đó. Sau khi bị A Phủ đánh chảy máu đầu, được Mị bóp thuốc cho A Sử không những không cảm kích mà ngược lại khi Mị mệt quá thiếp đi, A Sử lại dùng chân đạp vào mặt Mị một cách tàn nhẫn... Mặt khác giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở sự cảm thông và thấu hiểu những tâm tư tình cảm, tâm trạng của những con người khốn khổ. Để rồi qua đó tác giả phát hiện ra sức sống tiềm tàng trong họ và phẩm chất tốt đẹp của họ. Tiếng khèn, tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bồi hồi. Với Mị, tiếng sáo là tín hiệu của tình yêu, hạnh phúc, tự do và cô khao khát đến cháy bỏng: "ngày trước Mị thổi sao giỏi... Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê...". Mị sống lại những kỉ niệm đẹp đẽ, ngọt ngào với tiếng sáo, Mị trở về với niềm vui sống trong hiện tại. Mị muốn đi chơi. Lòng ham sống của Mị trỗi dậy mạnh mẽ. Quên đi những đau đớn thể xác, Mị đã "vùng bước đi". Dòng nước mắt lăn trên má Mị đã khơi dậy trong tâm hồn Mị niềm cảm thông sâu sắc khi thấy A phủ bị trói đứng. Càng thương mình Mị lại càng thưong người. Mị ko thể dửng dưng câm lặng đc nữa. Tình thương đã lấn áp cả nỗi sợ và cao hơn cả cái chết.Mị đã đi đến hành động cắt dây trói cho A Phủ. Đây là quá trình tự phát nhưng nó là kết quả phát triển tất yếu của cả một quá trình sức sống ko ngừng trong con người Mị. Chính những phẩm chất tâm hồn tốt đẹp đã giúp cho Mị và A phủ có đủ sức sống và nghị lực để trỗi dậy, chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đi tìm tự do cho chính mình.Mị và A Phủ đã chạy đến Phiềng Xa và giác ngộ cách mạng. Từ trong tăm tối, đau thương Đảng đã dẫn đường chỉ lối cho họ, giúp họ tìm ra con đường mới: con đường Cách mạng.
Tóm lại "Vợ chồng A phủ" mang ý nghĩa tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người tiêu biểu là số phận của Mị và A Phủ.
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ mẫu 2
Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng: Đó là biểu hiện của lòng yêu nước thương nòi, lên án tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. Đồng thời, khẳng định đề cao phẩm chất, tài năng, những khát vọng chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, công lý và chính nghĩa, đề cao đạo lý tốt đẹp giữa người với người.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài sáng tác năm 1952 đề cập tới số phận hai nhân vật Mị và A Phủ, thông qua việc lên án tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị ở niềm núi; đồng thời bênh vực, cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh, khổ đau của họ. Bên cạnh đó, Tô Hoài còn trân trọng những khát vọng sống và đồng tình với tinh thần phản kháng mở ra một con đường mới. Đó chính là giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm.
Từ cổ chí kim, tư tưởng nhân đạo là linh hồn, là thước đo giá trị tác phẩm văn học. Tư tưởng giá trị ấy được nhà văn thể hiện thông qua nhân vật trung tâm của tác phẩm. Tô hoài từng quan niệm nhân vật là linh hồn của tác phẩm để nhà văn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả với cuộc đời.
Ngay từ đầu tác phẩm, Tô Hoài đã cho người đọc thấy hai cảnh đối lập: Mị đang ngồi quay sợi bên cạnh tảng đá, tàu ngựa, mặt lúc nào cũng cúi xuống và buồn rười rượi. Một bên là cảnh nhà thống lý đang tấp nập người ra kẻ vào có nhiều nương, nhiều bạc tiền, nhiều thuốc phiện nhất làng.
Câu văn kể thản nhiên như phơi bày bản chất của kẻ làm tay sai cho đế quốc, vừa ức hiếp chính người dân của mình. Qua đó, hé mở cho người đọc hiểu vì sao Mị có mặt trong cái nhà quan lại giàu có nhất làng mà Mị vẫn phải làm việc quần quật, bị đối xử như nô lệ, thậm chí không bằng kiếp trâu, kiếp ngựa. Bởi Mị còn phải trả món nợ truyền thống của cha mẹ để lại cho nhà thống lý.
Xây dựng nhân vật A Phủ, Tô Hoài tô đậm thêm bức tranh hiện thực cuộc sống. Từ một đứa trẻ mồ côi, vô tội, A Phủ lang thang kiếm sống, lớn lên và thành nô lệ nhà thống lí vì tội đánh lại con quan – con trời.
Thật nực cười khi kẻ ngồi trên ghế quan tòa phán quyết lý lẽ đúng sai lại chính là một tên kẻ cướp. Cái lí lẽ vay trả đối với gia đình Mị và A Phủ chẳng phải là lí lẽ của kẻ thống trị chuyên quyền, áp bức, cướp đoạt sức lao động, cướp quyền làm người của những người dân vô tội?
Nói về nỗi khổ đau của Mị và A Phủ cùng những hành động tàn độc, vô nhân đạo của cha con thống lí Pá Tra, nhà văn đã nhân danh quyền con người và lên án, tố cáo tội ác của chúng với người dân vô tội.
Khi nói về cuộc sống khổ đau, tăm tối của Mị và A Phủ, ẩn sâu trong ngòi bút Tô Hoài là sự bênh vực và cảm thông sâu sắc. Xót xa miêu tả cuộc đời Mị khi còn ở với cha mẹ. Lúc ấy còn là cô gái xinh đẹp, nết na, hiền thảo, có tâm hồn trong sáng và nhiều khát khao hạnh phúc. Mị còn có tài thổi sáo, kèn lá vì thế có nhiều chàng trai say mê. Thế mà bỗng chốc, Mị trở thành con dâu gạt nợ, thực chất là nô lệ.
Còn A Phủ mới 10 tuổi đã bị người làng bán xuống vùng thấp lấy thóc để ăn. A Phủ bị quỳ, bị đánh chửi suốt một ngày một đêm mà vẫn phải câm như thóc, phải cầm dao giết lợn để phục vụ cho chính kẻ hành hạ mình, phải đóng cọc để tự trói mình vào, bất lực không thể làm gì khi cái chết đã đến kề bên…
Viết về nỗi khổ đau, bất hạnh, ngòi bút nhà văn như có nước mắt, ông đã gieo vào lòng người đọc một niềm thương cảm sâu xa trước số phận con người.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm, sâu sắc nhất là sự trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người nông dân cùng khổ. Ngòi bút Tô Hoài từng bước rọi sâu khám phá vào miền thân u của thế giới nội tâm nhân vật, ông hiểu tâm tư, nỗi niềm và khát vọng của họ. Không chỉ trân trọng khát vọng tự do của Mị và A Phủ mà còn đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của họ; đồng thời vạch ra cho họ con đường giải phóng.
Nhà văn đã miêu tả quá trình diễn biến nội tâm và hành động nhân vật tự nhiên và sống động. Đó cũng là quy luật tự nhiên tất yếu của sự sống,
Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã phải đi, phải nhìn, phải nghe, phải suy ngẫm, phải đào bởi bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử. Đó là tấm lòng của một nhà văn lớn luôn đứng về phía người cùng khổ để sống và viết.
mình ngắn hết sức rồi