Cảm nhận của em về hình tượng con sông Hương qua đoạn trích sau “Từ đấy, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trăng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một nhánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. “Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. “sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. (Trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” –Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, tập 2,)

2 câu trả lời

MB:

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một nhà tri thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách sáng tác độc đáo và đặc biệt là về thể bút ký, tùy bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú. Tác phảm " Ai đặt tên cho dòng sông" được ông viết tại Huế. Đoạn trích trên miêu tả về vẻ đẹp của sông Hương khi gặp thành phố Huế.

TB:

L.điểm 1: khi sông Hương bắt đầu vào thành phố Huế, sông Hương như nhận ra mình đã tìm đúng đường về, dòng sông như vui hẳn lên: " Từ đấy, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những bến bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long"

L.điểm 2: Dòng sông giống như người con gái đẹp nơi sông Hương làm dáng lần cuối cùng trước khi chảy vào giữa lòng thành phố Huế thân yêu, trước khi đến với người tình nhân đích thực: " Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; .....một tiếng " vâng" không nói ra của tình yêu". => sông Hương như một người tình vui tươi và duyên dáng.

L.điểm 3: Nhà văn đã rất rinh tế khi nhận ra đặc điểm riêng của sông Hương là lưu tốc rất chậm, nhà văn đã lí giải từ nhiều góc nhìn khác nhau: " Đấy là điệu slow tình cảm  dành cho Huế"

 +> Từ đặc điểm địa lí tự nhiên : Những chi lưu ấy, cùng voiws hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng sông.

L.điểm 4: Từ lí lẽ của trái tim thì: " Điệu chảy lặng lờ ", " ngập ngừng muốn đi muốn ở" của sông Hương là tình cảm dành riêng cho Huế, do quá yêu thành phố của mình. Do muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời xa. 

L.điểm 5: Tác giả nhìn sông Hương dưới góc nhìn dòng sông văn hóa, dòng sông âm nhạc, đây cũng là nét riêng không thể nhầm lẫn của sông Hương với các dòng sông khác của đất nước. Dòng sông âm nhạc va đầy trữ tình: " Sông Hương trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya'. 

KB: 

( MÌNH CHỈ CÓ THỂ LẬP DÀN Ý VẬY MONG CÓ THỂ GIÚP ĐC BẠN 1 ÍT )

Đáp án

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 

*Cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương khi vào thành phố Huế:

- Sông Hương như tìm được chính mình, mang vẻ đẹp quyến rũ đầy nữ tính (tươi vui hẳn lên, mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu).

- Những chi lưu – những nhánh sông đào tỏa đi khắp phố thị khiến cho Huế vốn là một thành phố hiện đại thêm vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc (những cây đa cây cừa tỏa bóng, những xóm thuyền chài xúm xít, những ánh đèn lung linh....)

- những hình ảnh khiến dòng sông vừa gần gũi với cuộc sống đời thường, vừa xa xăm trong cõi miên viễn của cổ thi…

-Vẻ đẹp tinh tế của sông Hương từ điệu chảy chậm lặng lờ (cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh), dòng sông nằm trong thành phố yêu quý của mình. Điều này thể hiện niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp riêng của sông Hương giữa đô thị cổ Huế.

-Vẻ đẹp của sông Hương được thể hiện bằng ngôn từ trau chuốt; nhiều hình ảnh đặc sắc mang giá trị biểu cảm cao; các biện pháp tu từ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá; cái tôi mê đắm và tài hoa.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm