Giúp mình với, mình thuyết trình ạ! Dàn ý so sánh làm nổi bật vẻ đẹp trữ tình và thơ mộng giữa dòng sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường và sông Đà của Nguyễn Tuân?

1 câu trả lời

Đáp án

*Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm

- Nguyễn Tuân là người có ý thức cao về cái tôi cá nhân tài hoa, uyên bác. Ông tìm đến với thể tùy bút như một điều tất yếu. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc, tác phẩm được in trong tùy bút “Sông Đà”.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có sở trường về thể bút ký với một phong cách nghệ thuật độc đáo. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết vào tháng 1/1981 tại Huế. 

*Phân tích vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương

- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà

+ Nhìn từ trên cao xuống: Sông Đà mềm mại thướt tha với vẻ xuân sắc “Tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở……………………núi Mèo đốt nương xuân”.

+ Sự huyền ảo của sắc nước sông Đà qua các mùa: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da người bầm đi vì rượu bữa”.

+ Qua kỷ niệm, sông Đà như một cố nhân. 

+ Cảnh hai bên bờ sông.Vẻ đẹp hoang dại, lặng tờ trong trẻo nguyên sơ: “thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đay lặng tờ…”

-> Ngòi bút Nguyễn Tuân biến hóa liên tục với những hình ảnh nhân hóa, so sánh, liên tưởng độc đáo, thú vị. Câu văn co duỗi nhịp nhàng giàu cảm xúc. 

- Vẻ đẹp trữ tình của sông Hương

+ Là dòng sông chảy giữa lòng thành phố Huế tạo nên vẻ đẹp riêng của xứ Huế.

+ Sông Hương ở thượng nguồn: “Sống một nửa cuộc đời mình như một cố gái digan phóng khoáng và man dại”, phóng túng mà tự do. 

->Tác giả nhấn mạnh sông Hương: Một con sông tạo nên bản sắc văn hóa của Châu Hóa; một thiếu nữ đẹp sống hết mình say đắm trong tình yêu.

+ Trên đường đến Huế: Sông Hương chuyển dòng liên tục như một cuộc tìm kiếm có ý thức. Tác giả lần theo dòng chảy của sông Hương như một nhà địa lý, như một chàng trai phá cách của người đẹp 

-> Sông Hương như một người con gái làm duyên: vốn đã có vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ nay lại càng quyến rũ hơn với vẻ đẹp lịch lãm, kiêu sa và trầm mặc.

+ Tròng lòng Huế: Sông Hương chảy thực chậm. Đó là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế.

-> Sông Hương đẹp đã bị Huế chinh phục, ngả trọn vào vòng tay của Huế. Tình yêu với Huế tạo nên bản sắc văn hóa của dòng sông.

+ Khi rời thành phố Huế: “Như sực nhớ điều gì chưa kịp nói, dòng sông đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng đông tây gặp lại Huế ở thị trấn Bao Vinh”. 

-> Nhận xét: Sông Hương được miêu tả sát với bản đồ đại hình. Nó tạo nên không gian văn hóa đôi bờ với vẻ đẹp quyến rũ. Từ thực tế nhà văn ví sông Hương như một thiếu nữ đẹp cùng với Huế làm nên một tình yêu nồng thắm, say mê. 

* Đánh giá chung:

- Một cái tôi uyên bác với những hiểu biết sâu sắc về sông Đà, sông Hương xứ Huế.

- Vốn có những hiểu biết về lịch sử, địa lý, thi ca, âm nhạc,..soi chiếu đối tượng ở nhiều góc độ khác nhau tạo nên những liên tưởng độc đáo.

- Một cái tôi tài hoa, tinh tế với trí tưởng tưởng tượng phong phú kỳ diệu.

- Ngôn từ phong phú, gợi cảm đem đến cho người đọc cảm giác câu văn như những câu thơ trữ tình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm