Theo em, tại sao nhà thơ Xuân Quỳnh lại chọn hình tượng Sóng để gửi gắm, bày tỏ tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu? giúp e với ạ
1 câu trả lời
Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Có thể nói, đến Xuân Quỳnh, thơ ca Việt Nam hiện đại mới có được tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên vừa chân thật, vừa sôi nổi mãnh liệt của một trái tim phụ nữ. Sóng là một bài thơ khá tiêu biểu của hồn thơ ấy, được sáng tác vào năm 1967, khi nữ thi sĩ vừa tròn 25 tuổi. Bài thơ là lời tác giả tự nói với mình và cũng là để nói với mọi người về tình yêu và khát vọng hạnh phúc muôn đời của con người, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới – sôi nổi, trẻ trung, chân thực và rất giàu hi vọng, tin tưởng.
Tình yêu mặc dù là đề tài không lạ nhưng vẫn luôn mới mẻ, bởi thế, thế giới này có bao nhiêu người yêu là có bấy nhiêu mối tình, bấy nhiêu cách yêu. Bởi thế, mỗi nhà thơ đã tìm cho mình một đối tượng thích hợp để gửi gắm tâm tình. Xuân Diệu trước đó đã tìm đến biển, nhờ biển chuyến tải chất men say yêu đang nồng trong tim mình đến nhân vật em – được ông ví như bờ cát trắng đứng cạnh biển:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê…
Còn Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để nói về tình yêu, hình dung và so sánh với tình yêu. Sóng có đặc trưng động, đặc trưng này rất thích hợp biểu tượng cho những trạng thái tình cảm mãnh liệt, thiết tha say đắm, day dứt khôn nguôi. Chẳng hề giấu giếm, Xuân Quỳnh đã mượn sóng đế nói về mình, với người về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt, gắn với hạnh phúc muôn đời của con người. Tuy nhiên, khi mạch cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt, dường như dùng hình tượng sóng để diễn tả vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ còn dùng cách bộc bạch trực tiếp thông qua nhân vật em do vậy, bài thơ có hai dạng hình tượng song hành và lối biểu đạt sóng đôi. Sóng là hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân đôi ra để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo nên sự cộng hưởng, âm vang. Và có thế nói rằng, qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã bày tỏ tình yêu dạt dào, mênh mông và khát vọng trường cửu.
Xem thêm: Nêu cảm nhận của em về hình tượng Lor-ca trong bài thơ “Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca" của Thanh Thảo
Bài thơ mở đầu bằng khát vọng về một tình yêu rộng lớn, cao đẹp đang rạo rực dâng trào trong trái tim tuổi trẻ. Tuổi trẻ vốn là tuổi của khát vọng yêu đương và những niềm đam mê bất tận. Nhưng điều quan trọng hơn là ở bài thơ này là người phụ nữ không chấp nhận một thứ tình yêu tầm thường, nhỏ hẹp mà luôn khao khát về một tình yêu chân chính, rộng lớn. Để nói được điều đó, Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh con sóng quyết từ bỏ dòng sông chật hẹp để vươn ra biển rộng bao la:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Đây là một nét mới trong quan niệm về tình cảm của người phụ nữ Việt Nam: người con gái trong bài thơ này luôn khao khát tình yêu nhưng không còn cam chịu, nhẫn nhục như ngày xưa nữa mà đã như con sóng biết dứt khoát từ bỏ dòng sông chật hẹp để tìm ra biển rộng, đến với chân trời rộng lớn, đầy bao dung. Thật là minh bạch và cũng thật là*“quyết liệt. Và theo Xuân Quỳnh, đó mới đích thực là khát vọng chân chính của muôn đời, là khát vọng chân chính, mãnh liệt của tuổi trẻ. Hành trình ra bể rộng của sóng cũng chính là hành trình của những người phụ nữ đã được giải phóng, quyết từ bỏ những giới hạn chật chội của tình yêu vị kỉ để tìm đến chân trời bao la của tình yêu chân chính. Ra đến bể rộng, con sóng như mới tìm thấy được chính mình, thấy được sức mạnh cũng như mọi khát khao của nó. Và điều ấy cũng giống như tuổi trẻ của muôn đời, tình yêu chân chính, đẹp đẽ và cao thượng bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi:
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Nhà thơ có một con mắt quan sát-rất tinh tế, cảm nhận sóng ở nhiều tầng, nhiều lớp và liên hệ đến bản chất của tình yêu – sôi nổi, mãnh liệt với một nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng, em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách, khổ thơ bỗng nhiên thêm hai câu nữa để thể hiện tâm trạng đang nhớ mong khắc khoải người yêu của tác giả, nỗi nhớ đang trào dâng, mãnh liệt không nguôi. Tình yêu có khi lắng sâu vào hồn con người, có khi được thể hiện tất cả ra bề mặt. Và chỉ có những người thật nhạy cảm, có chiều sâu tâm hồn mới có thể hiếu được nó. Nghệ thuật nhân hóa đã được nhà thơ khai thác để thấy được mặc dù những con sóng chìm hay nổi thì con sóng nào cũng nhớ bờ ngày đêm thao thức không thế ngủ được. Nhịp thơ vẫn dào dạt nhưng đã có chút náo nức, mãnh liệt hơn. Em nhớ đến anh là một sự thú nhận bất nhờ và đầy táo bạo nhưng chân thành, thiết tha. Em nhớ anh cũng như sóng nhớ bờ. Nỗi nhớ ấy như trở thành nổi nhớ trong tiềm thức chứ không còn là ý thức nữa, nó như ngự trị sâu thẳm trong tâm hồn. Các thi nhân thường mượn hình ảnh ẩn dụ cho nỗi nhớ của mình nhưng Xuân Quỳnh lại thẳng thắn nói lên tiếng nói trong tâm hồn của mình: Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức. Nỗi nhớ không chỉ là ngày đêm nữa mà cả trong cơn mơ nỗi nhớ ấy vẫn bao trùm, lại tràn về như con sóng tức tưởi tìm kiếm bờ trong đêm tối. Cách diễn dạt của Xuân Quỳnh ở đây rất độc đáo: trong mơ nhưng mà nỗi nhớ ấy vẫn còn thức, tức là nỗi nhớ vẫn tồn tại, vẫn hiện diện trong tâm hồn, nó không hề lắng xuống mà vẫn trào dâng mãnh liệt và không lúc nào nguôi ngoai.