Cảm nhận đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng. Đất Nước có từ ngày đó... … Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời”.

1 câu trả lời

Phân tích: Đoạn thơ trả lời cho câu hỏi “Đất Nước có tự bao giờ”.

- Đất Nước đã có từ rất lâu đời, gắn liền với những truyền thuyết cổ tích xa xưa mà mỗi chúng ta đều được nghe kể trong suốt thời thơ ấu

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

+ Đó là sự tích trầu cau thấm đượm tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa anh em

+ Đó là truyền thuyết Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí đánh đuổi giặc Ân

- Đất nước đã có từ rất lâu đời gắn liền với những thuần phong mĩ tục:

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

+ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng búi tóc thành cuộn sau gáy là một trong những nét văn hóa đặc thù

+ Lối sống coi trọng nghĩa tình, hôn nhân đậm bền khi trải qua những thử thách “gừng cay muối mặn”.

- Đất nước đã có từ rất lâu trong tiến trình phát triển của cuộc sống đời thường:

+ Dựng nhà:

Cái kèo, cái cột thành tên

+ Nền văn minh nông nghiệp:

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

-> Chốt lại đoạn thơ mở đầu Nguyễn Khoa Điềm nhẹ nhàng ghi khắc vào lòng ta: Đất nước có từ ngày đó... Ngày đó là ngày đất nước ta có phong tục, truyền thống, có văn hóa được tạo dựng trong một khoảng thời gian lâu dài.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm