• Lớp 11
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Giúp em đoạn văn đọc hiểu này với để mai em nộp cho thầy rồi ạ! Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và ảnh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng dày và lâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cử thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lui và lan biến. Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách - những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu. (Tian- Dayton, Ph, D, Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TPHCM, Tr.129) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Theo tác giả, để hạnh phúc luôn mỉm cười ta phải làm gì ? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không dám đối mặt với nỗi sợ hãi ? Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình”? Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Sự trưởng thành của mỗi con người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách ? Vì sao ? Câu 5: Từ nội dung của phần đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng dũng cảm của con người trong cuộc sống.

1 đáp án
26 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 2 đến câu 7: Đoàn Thôn là một cái phố chợ tồi tàn gần ngay một huyện lị nhỏ ở trung châu. Hai dãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái chái nứa đã mục nát. Gần đấy là những quán chợ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà gạch có gác bưng bít như một cái tổ chim, nhà của một người giàu trong làng làm ra để bán hàng. Người ở phố chợ là bảy tám gia đình nghèo khổ không biết ở đâu, mà người dân trong huyện thường gọi một cách khinh bỉ: những kẻ ngụ cư. Họ ở đâu đến đây kiếm ăn trong mấy năm trời làm đói kém, làm những nghề lặt vặt, người thì kéo xe, người thì đánh dậm, hay làm thuê, ở mướn cho những nhà giàu có trong làng. Người ta gọi mọi gia đình bằng tên người mẹ, nhà mẹ Hiền, nhà mẹ Đối, nhà mẹ Lê. Những gia đình này giống nhau ở chỗ cùng nghèo nàn như nhau cả. Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một ngươì con. Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người nghèo như bác một chồ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Trích Nhà mẹ Lê - Thạch Lam A Xác định đề tài và nhân vật chính. B Người dân ở trong huyện gọi tên các gia đình ở đây như thế nào? Và những gia đình ở đây đều có điểm gì giống nhau? C Xác định một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: Họ ở đâu đến đây kiếm ăn trong mấy năm trời làm đói kém, làm những nghề lặt vặt, người thì kéo xe, người thì đánh dậm, hay làm thuê, ở mướn cho những nhà giàu có trong làng. D Bác Lê làm công việc gì để nuôi đàn con của mình? Từ đó anh/ chị hãy nhận xét bác Lê là người mẹ như thế nào? E Nêu chủ đề tư tưởng của đoạn trích

2 đáp án
17 lượt xem