Hiểu thế nào về ý nghĩa câu thơ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

2 câu trả lời


Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

Câu thơ được ngắt làm hai theo biện pháp đối ngẫu của thơ Ðường luật, nhằm đối lập hai cảnh sống trái ngược nhau, một bên thì ấm áp, một bên thì lạnh lẽo.

Câu thừa đề: Tiếp tục ý của câu phá đề, mặt khác tác giả ném ngay cái bực bội, cái căm uất của mình lên cảnh sống bất công đó:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Lời, ý của câu thơ rất mạnh bởi độüng từ chém mang thanh trắc rất gọn, sắc. Ðây là một lời chửi trong khẩu ngữ của quần chúng.

-Hai câu thực:

Từ thái độ căm giận, Xuân Hương đã chuyển sang miêu tả mối quan hệ vợ chồng của cảnh làm lẽ. Cũng tiếp tục ý của hai câu đề, tác giả trình bày sự thiệt thòi của người vợ lẽ một cách cụ thể hơn. Quan hệ ái ân giữa người chồng và người vợ diễn ra trong tình trạng:



Năm thì mười họa hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không

-Hai câu luận:



Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công

+Xuân Hương đã vận dụng hai thành ngữ chịu đấm ăn xôi và làm mướn



không công để nói lên thân phận người vợ lẽ. Sự láy lại xôi lại hẩm, mướn không công cùng với nghệ thuật tiểu đối đã cực tả được cảnh khổ nhục của người vợ lẽ.

-Hai câu kết:



Thân này ví biết nhường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Ðây là lời tâm sự của người vợ lẽ, tự lòng mình nói với mình. Hai tiếng thân này cùng với những từ biểu thị ý hối hận buông xuôi đi liền nhau:Ví biết, thà, thôi đành, vậy xong nghe như một tiếng thở dài não ruột, nhưng tiếng thở dài này lại chứa đựng một sự phản ứng, một lời tố cáo đối với chế độ đa thê.

Câu hỏi:ý nghĩa câu thơ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng 

⇒ Ý nghĩa: Câu thơ trên muốn cho ta thấy kẻ đắp chăn thì sung sướng không lo về ăn mặc có chăn ấm để nằm ,còn kẻ lạnh lùng là kẻ cô đơn không có đủ điều kiện và phải lạnh lẽo vì thiếu thốn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm