Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của anh chị về cuộc sống của những người dân lao động nghèo nơi Phố huyện (hai đứa trẻ)

2 câu trả lời

 Bức tranh phố huyện nghèo nàn với những cảnh đời mòn mỏi, quẩn quanh, bế tắc, là những cuộc đời lay lắt khổ cực của gia đình chị Tý, bà Thi điên, bác Siêu và gia đình chị em Liên. Chị Tý ngày ngày làm lụng, tối lại dọn hàng nước nhưng “chả kiếm được bao nhiêu”. Bác Siêu tối nào cũng gánh phở ra bán nhưng ở nơi phố huyện nghèo này, đó là thứ "xa xỉ" chả mấy người ăn. Bà cụ Thi điên lại nghiện rượu, uống xong lại "lảo đảo đi lần vào bóng tối”. Cuộc sống của chị em Liên cũng vất vả như thế, cảnh nhà sa sút bỏ Hà Nội về quê, mẹ làm hàng sáo. Chị em Liên được mẹ giao cho trông nom hàng tạp hóa nhỏ xíu, lãi chả được bao nhiêu. Nếu như hiện thực trong các truyện ngắn của Nam Cao là số phận bi thảm, cùng cực của người nông dân, là tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản có hoài bão, khát vọng, giàu tài năng nhưng lại bị gánh nặng áo cơn ghì sát đất, trở thành những mảnh “đời thừa”, những kiếp “sống mòn” thì "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh hơn. Không đi vào những xung đột gay gắt, những số phận thê thảm như những nhà văn hiện thực, Thạch Lam đã lặng lẽ góp nhặt những mảnh đời thường nhật, những nhịp sống quen nhàm bình lặng, những đốm sáng leo lét trong bóng tối tịch mịch để làm nên bức tranh hiện thực khó quên. Từ đó, ông đưa ra quan niệm: "Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người dược thêm trong sạch và phong phú hơn".

Thạch Lam là một cây bút xuất sắc đa tài năng trong nhóm Tự lực văn đoàn với phong cách sáng tác không thể lẫn lộn với bất cứ nhà văn nào.. Truyện ngắn Hai đứa trẻ nằm trong tập Nắng trong vườn (1938) là một tác phẩm đã vẽ lên bức tranh phố huyện nghèo với những mảnh đời nghèo khó, cơ cực trong xã hội. Những trang viết của ông nhẹ nhàng, sâu lắng, man mác và dìu dặt.Khung cảnh phố huyện nghèo hiện lên ở những câu văn đầu tiên “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều…”.Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Câu chuyện nói về cuộc sông của cô bé Liên .Cuộc sống của chị em Liên không hề khá giả hơn so với những kiếp người nghèo đói nơi phố huyện. Cảnh nhà sa sút, bố Liên mất việc, cả nhà bỏ Hà Nội về quê, mẹ làm hàng sáo. Chị em Liên được mẹ giao cho trông nom một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu.Những đứa trẻ đáng lẽ phải được sống vô tư nhưng ở đây chúng lại đang phải oằn mình xuống vì gánh nặng cơm áo gạo tiền như loài dơi cứ đêm xuống cứ đêm đến là bay ra khỏi tổ kiếm mồi. Qua đó, ta thấy được cảnh vật cũng như con người đều gợi lên sự tàn tạ nghèo nàn. Con người chỉ như chiếc bóng trong ánh chiều tàn và dần bị màn đêm bao phủ. Những lời thoại của họ chẳng thể làm cho không khí nơi phố huyện sống động lên mà chỉ khắc sâu vào cái nhịp sống buồn tẻ, điêu tàn. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm