Có ý kiến cho rằng: “Văn chương của Thạch Lam tuy lãng mạn trữ tình nhưng không hoàn toàn thoát ly hiện thực” Hãy làm rõ ý kiến trên bằng một tác phẩm của Thạch Lam mà anh/chị đã được học.

1 câu trả lời

Xưa nay có rất nhiều quan niệm về văn chương. Nam Cao, nhà văn xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực cho rằng: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,..", còn đối với cây bút nổi tiếng Vũ Trọng Phụng thì "…Tôi muốn tiểu thuyết tả sự thực ở đời ". Đối với Thạch Lam, ông cùng đóng góp một ý kiến, trên quan điểm rất tích cực: "Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay là sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".

Trong nhận định này, Thạch Lam đã tự đề ra cho mình một chủ trương riêng, một cái nhìn khác biệt. Trước hết, ông đã phủ nhận thứ văn chương đơn thuần chỉ là trò giải trí: "Văn chương không phải là một cách đem lại cho người đọc sự thoát li hay sự quên". Loại văn chương đó có thể là loại văn chương chỉ biết tôn thờ và sùng bái cái đẹp, hình thức nó tô vẽ cuộc đời bằng những màu sắc lòe loẹt, rực rỡ, phủ lên cuộc sống một thứ hương vị quyến rũ ngọt ngào làm ngất ngây độc giả. Loại văn chương dẫn dắt ta đi vào một thế giới đầy mộng tưởng và hư ảo, làm cho tâm hồn ta trở nên siêu thoát, hoặc thúc giục người ta tận hưởng thú vui mà quên đi trách nhiệm ở đời, như một nhà thơ đã viết:

Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!

Loại văn chương ấy trước năm 1945 đã tràn ngập trên sách báo. Chúng xuất hiện dưới hình thức tiểu thuyết với những câu chuyện tình ướt át. Chính chúng đã tung ra một thứ hương hoa làm đắm say con người, đã làm cho con người thoát li hiện thực, quay lưng lại với đời sống để gây tác hại cho cuộc đời. Thậm chỉ còn có cả một số những nhà văn nhà thơ xem cuộc đời là vô nghĩa, đôi lúc chính họ đã có ý định trốn vào tháp ngà văn chương để quên lãng trách nhiệm và quên đi cuộc sống phũ phàng xung quanh họ. Những con người ấy đả được Nam Cao đưa vào tác phẩm của mình qua hình ảnh của Điền trong Trăng sáng. Là một trí thức nghèo, nhưng Điền luôn ôm ấp một giấc mộng văn chương rất lớn. Thế nhưng điều đáng tiếc ở đây chính là bởi mâu thuẫn giữa nỗi đam mê ấy và hiện thực cuộc đời. Điền – chính Điền đã có lúc gần như là trốn chạy trước những nỗi đau phũ phàng diễn ra trước mắt. Anh muốn thoát li, muốn vùng ra khỏi cái gánh nặng áo cơm ghì sát đất đề có thể nhẹ nhàng bay bổng lên cùng với ánh trăng. Thế nhưng, Nam Cao đã khẳng định mạnh mẽ: "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ảnh trăng lừa dối…", và Thạch Lam cùng nhấn mạnh: "Không thể!". Ở đây, ta đã bắt gặp được điếm tương đồng giữa hai nhà văn nổi tiếng, sẵn sàng từ chối ánh trăng xanh huyền ảo đầy những sự lừa lọc: "Ánh trăng làm đẹp cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường xấu xa", có biết đâu "trong những căn lều nát… biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp người". Phê phán loại văn chương đó, đồng thời Thạch Lam đưa ra quan niệm "Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người dược thêm trong sạch và phong phú hơn".

Nếu như Nam Cao đã băn khoăn, trăn trở đến rớm máu để phủ định thứ nghệ thuật lấy ánh trăng lừa dối làm mục đích, Vũ Trọng Phụng đã từng dùng ngòi bút để tuyên chiến với những loại văn chương lãng mạn thoát li hiện thực, thì ở đây, Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, đã định hướng cho mình một quan niệm văn chương khá rõ ràng và toàn diện: 'Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực… Văn chương đích thực có khác gì như những lưỡi lê, nó sẳn sàng mố xẻ để cắt bỏ những ung nhọt, những mảnh đen từ cuộc sống. Bản chất của văn chương vốn là chân-thiện-mĩ, là nghệ thuật, là cái đẹp. Cuộc sống tự bao đời nay đã tồn tại với tính chất đa dạng và phức tạp. Bắt rễ từ đó cây văn chương đã nảy mầm và phát triển, rồi lại trở về với khai thác và tìm tòi ngay trong mảnh đất tình đời.

Văn chương dùng cái đẹp để tiêu diệt cái ác, gạn lọc cuộc sống, giữ lấy cái đức thiện; giữ lại những giá trị chân thực, những chân lí của cuộc sống.

Đó là cái đẹp có sức cảm hóa giáo dục cao. Chính vì vậy, nó mang tư cách là một "thứ khí giới thanh cao và đắc lực" để bảo vệ cuộc đời, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn thêm.

Vũ khí ấy quả thực là một khí giới đặc biệt, một thứ vũ khí tinh thần mà chính những chàng hiệp sĩ của thời đại anh dũng đứng lên để cải tạo xã hội và cảm hóa con người. Nhiệm vụ của nhà văn là phải dùng ngòi bút để làm phương tiện phanh phui, để tố cáo cái thế giới giả dối và tàn ác, giúp mọi người tìm lại được giá trị của cuộc đời để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, công bằng hơn và xứng đáng hơn.

Không chỉ dừng lại ở đó, theo Thạch Lam, văn chương còn có nhiệm vụ là mở đường cho một tương lai tốt đẹp, là làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.

Nói đến điều này, chứng tỏ rằng Thạch Lam đã hết sức tin tưởng ở khả nãng kì diệu của văn chương. Đó chính là khả năng cảm hóa được con người, hướng con người tự vươn đến tầm cao cuộc sống.

Pạn tham khảo bài này ạ!

Xin hay nhất cho nhóm!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm