I. Nói và đáp lời xin lỗi
1. Hướng dẫn nói và viết lời xin lỗi
- Chúng ta cần nói và viết lời xin lỗi khi muốn thể hiện bản thân đã biết nhận lỗi và mong người khác tha thứ cho lỗi lầm của mình.
- Khi nói và viết lời xin lỗi cần thể hiện thái độ ăn năn, hối lỗi, thành thật nhận lỗi và sẵn sàng sửa sai.
- Cách nói lời xin lỗi: Lời xin lỗi + Lý do xin lỗi + Lời hứa sửa sai
M:
2. Tình huống nói và viết lời xin lỗi
- Tình huống 1: Trong lúc đùa nghịch, em làm một bạn nhỏ bị ngã
Em: Xin lỗi bạn nhé! Mình sơ ý quá! Bạn có đau lắm không?
Bạn: Mình không sao đâu! Bạn đừng lo!
- Tình huống 2: Em lỡ tay làm đổ ấm pha trà của ông bà.
Cháu: Cháu xin lỗi bà ạ! Cháu lỡ tay làm đổ ấm pha trà của bà rồi ạ!
Bà: Lần sau, cháu nhớ cẩn thận hơn nhé!
II. Viết về một lần mắc lỗi
1. Gợi ý Viết về một lần mắc lỗi
- Em đã mắc lỗi với ai?
- Lỗi đó là gì?
- Vì sao em mắc lỗi?
- Em đã xin lỗi người đó như thế nào?
- Người đó đã nói gì với em?
2. Tham khảo Viết về một lần mắc lỗi
Có một lần em đã nói dối làm bố không vui. Hôm đó, em có trốn học để đi chơi điện tử với bạn. Sau khi đi chơi về, em rất hối hận vì thấy bố đã đi làm cả ngày vất vả còn mình lại nói dối bố để đi chơi. Em đã khoanh tay lại rồi cúi đầu xin lỗi bố: “Bố ơi, con xin lỗi vì đã nói dối bố. Hôm nay, con đã trốn học để đi chơi.”. Bố mỉm cười xoa đầu em và nói: “Con biết dũng cảm nhận lỗi là tốt rồi. Sau này, đừng như thế nữa nhé!”. Kể từ đó, em tự hứa sẽ không nói dối bố, cũng không trốn học để đi chơi nữa.