Chia sử và đọc: Sư tử xuất quân

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Ghi nhớ bài Sư tử xuất quân

1. Nội dung

Ca ngợi vua sư tử biết nhìn người, giao việc để ai cũng có ích, ai cũng được lập công.

2. Liên hệ 

- Có hiểu biết về các loài vật

- Mọi người và bạn bè xung quanh em ai cũng có khả năng riêng. Cần nhìn thấy ưu điểm trong mọi người để học hỏi, không được xem thường ai.

II. Tìm hiểu nội dung bài Sư tử xuất quân

1. Chú thích

- Xuất quân: đưa quân đi đánh giặc. 

- Thần dân: người dân ở nước có vua.

- Giao liên: liên lạc.

2. Nội dung bài học

Chia sử và đọc: Sư tử xuất quân - ảnh 1

a, Sư tử bàn chuyện xuất quân (Từ đầu đến “... lập công”)

Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn giao cho mỗi người một việc, phù hợp với khả năng của mình. Dù nhỏ, to, khỏe, yếu, ai cũng được tùy tài lập công.

b, Sư tử giao việc cho các loài vật (Tiếp đến “... tài tình”)

- Sư tử giao cho voi việc vận tải vì voi chở đồ đạc rất khỏe.

- Sư tử giao cho việc gấu xung phong tấn công vì gấu to, khỏe dũng mãnh.

- Sư tử giao cho cáo việc luận bàn mưu kế vì cáo tinh ranh, nhiều mưu mẹo.

- Sư tử giao cho khỉ việc lừa quân địch vì khỉ nhanh nhẹn, thông minh, giỏi leo trèo.. 

- Sư tử giao cho lừa phải thét to giữa trận để dọa quân địch vì lừa có tiếng thét như kèn. 

- Sư tử giao cho thỏ việc liên lạc vì thỏ phi nhanh như bay.

c, Sư tử là vị vua tài tình, thông minh (còn lại)

Vua sư tử hiểu rõ thần dân mình, biết giao việc phù hợp với khả năng của họ. 

=> Vua thông minh, tài tình

3. Kết luận:

Sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân. Từ đó cho thấy, vua sư tử rất thông minh, tài tình. 

III. Hướng dẫn đọc bài Sư tử xuất quân

- Đọc trôi chảy bài đọc, phát âm đúng các từ ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát.

- Đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.

IV. Dấu phẩy

Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các từ có cùng chức vụ trong câu.

Ví dụ:

- Em có rất nhiều đồ chơi như búp bê, gấu bông, thỏ bông.

-> Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các loại đồ chơi.

- Các bạn học sinh nhảy dây, đá cầu, kéo co trên sân trường.

-> Dấu phẩy dùng để ngăn cách tên các hoạt động của học sinh.

Lưu ý:

- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu.

- Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy.