Tiết 7, 8

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Nội dung câu chuyện Bác sóc đãng trí

Bác sóc đãng trí

  1. Bác sóc có tính đãng trí. Năm nào cũng vậy, suốt mùa thu, bác đi nhặt nào hạt dẻ, nào hạt sồi, nào quả thông,... rồi cất kĩ ở một nơi để dự trữ. Thế những khi mùa đông rét mướt tràn đến thì bác lại không thể nào nhớ ra mình đã cất thức ăn ở những đâu.
  2. Ông cú thông thái biết vậy, khuyên bác sóc nên ghi chép tất cả những việc đó vào sổ. Rồi ông tặng bác một quyển sổ bìa cứng hẳn hoi.
  3. Từ đấy, bác sóc ghi chép rất cản thận tất cả mọi việc đã làm vào quyển sổ ấy.
  4. Tiếc là quyển sổ ấy cũng không giúp gì được bác sóc. Vì bác không tài nào nhớ ra: Bác đã để quyển sổ ấy ở đâu?

(365 chuyện kể mỗi ngày)

II. Tìm hiểu câu chuyện Bác sóc đãng trí

a, Bác sóc hay quên như thế nào?

b, Ai khuyên bác sóc nên ghi việc đã làm vào sổ và tặng bác một quyển sổ?

c, Bác sóc đã làm theo lời khuyên đó như thế nào?

d, Vì sao quyển sổ ấy vẫn không giúp được bác sói?

Trả lời:

a, Bác sóc rất hay quên. Năm nào cũng vậy, suốt mùa thu, bác sóc đi nhặt hạt dẻ, hạt sồi, quả thông,... rồi cất thật kĩ ở một nơi để dự trữ. Thế nhưng khi mùa đông rét mướt tràn đến, thì bác lại không thể nào nhớ ra mình đã cất những thức ăn ấy ở đâu.

b, Ông cú thông thái khuyên bác nên ghi chép tất cả những việc đã làm vào sổ. Rồi ông tặng bác một quyển sổ bìa cứng hẳn hoi.

c, Bác sóc đã làm theo lời khuyên đó: ghi chép cẩn thận tất cả mọi việc đã làm vào quyển sổ ấy.

d, Quyển sổ ấy vẫn không giúp gì được bác sóc vì bác không tài nào nhớ ra: Bác đã để quyển sổ đó ở đâu.

III. Kể lại câu chuyện Bác sóc đãng trí

Bác sóc rất hay quên. Năm nào cũng vậy, suốt mùa thu, bác sóc đi nhặt hạt dẻ, hạt sồi, quả thông,... rồi cất thật kĩ ở một nơi để dự trữ. Đợi đến mùa đông sang, bác chỉ việc nằm trong nhà và gặm nhấm thức ăn. Thế nhưng điều đáng buồn là bác lại không thể nào nhớ ra mình đã cất những thức ăn ấy ở đâu.

Trong vùng có ông cú rất thông thái. Ông khuyên bác nên ghi chép tất cả những việc đã làm vào sổ. Rồi ông tặng bác một quyển sổ bìa cứng hẳn hoi.

Bác sóc đã làm theo lời khuyên đó. Hằng ngày, bác sóc đều ghi chép rất cẩn thận tất cả những việc đã làm vào quyển sổ ấy.

Nhưng quyển sổ ấy vẫn không giúp gì được bác sóc vì bác không thể nào nhớ ra: Bác đã để quyển sổ đó ở đâu.

IV. Dấu chấm

1. Tìm hiểu chung về dấu chấm

Dấu chấm dùng kể kết thúc câu kể (câu giới thiệu, câu miêu tả, câu kể sự việc,..)

2. Ví dụ:

- Mẹ em là giáo viên.

- Hoa cúc màu vàng.

- Bố em đang đọc báo.

V. Bài tập về dấu chấm

Em cần đặt dấu chấm vào những chỗ nào để ngắt đoạn văn thành ba câu? Chữ đầu câu viết như thế nào?

Con mèo rơi từ gác trên đến đâu cũng đặt được cả 4 chân xuống trước con chó chỉ đánh hơi của biết người lạ, người quen chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình.

Trả lời:

Con mèo rơi từ gác trên đến đâu cũng đặt được cả 4 chân xuống trước. Con chó chỉ đánh hơi của biết người lạ, người quen. Chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình.