Đọc: Mùa nước nổi

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Ghi nhớ bài Mùa nước nổi

1. Nội dung 

Mùa nước nổi là đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua cách miêu tả, ta thấy được tình yêu cảu tác giả đối với mảnh đất này.

2. Liên hệ 

Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, tình yêu đối với những vùng đất khác nhau trên đất nước.

II. Tìm hiểu bài Mùa nước nổi

1. Chú thích

- Cả ròng ròng: loài cá nhỏ, thường bơi theo đàn vào mùa nước nổi.

- Cửu Long: tên con sông lớn ở miền Nam nước ta.

- Phù sa: đất, cát nhỏ mịn, hoà tan trong dòng nước hoặc lắng đọng lại bờ sông, bãi bồi.

- Dầm dề: ý nói mưa kéo dài.

- Sướt mướt: ý nói mưa buồn

- Lắt léo: ý nói chông chênh, không vững chắc ở trên cao.

2. Nội dung bài học 

a, Giải thích tên gọi mùa nước nổi (đoạn 1)

Người ta gọi là mùa nước nổi mà không gọi là mùa nước lũ là bởi vì nước lên hiền hòa.

b. Cảnh vật mùa nước nổi (đoạn 2 + đoạn 3)

- Sông nước: 

+ Sông Cửu Long no đầy nước, tràn qua bờ.

+ Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng hòa lẫn với nước sông Cửu Long

- Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ: được phù sa bồi đắp (như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần)

- Cá: cá ròng ròng bơi thành từng đàn, theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng ruộng.

c. Sinh hoạt của con người vào mùa nước nổi (đoạn 4)

Vào mùa nước nổi, người ta phải làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp là bởi vì nước ngập lên những viên gạch, không đi lại được.

3. Mở rộng: Nói về hình ảnh mình yêu thích trong bài

Tham khảo:

Em thích nhất hình ảnh ngồi trong nhà có thể nhìn thấy cả  những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu. Bởi vì em cảm thấy hình ảnh này rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.

III. Hướng dẫn đọc bài Mùa nước nổi

- Đọc bài Mùa nước nổi với tốc độ đọc phù hợp; biết nghỉ hơi sau mỗi đoạn.

- Chú ý đọc đúng những từ khó: sướt mướt, đồng ruộng, phù sa, ròng ròng, đồng sâu, lắt lẻo,...

- Biết ngắt nghỉ đúng ở những câu dài. (VD: Nước trong ao hồ, / trong đồng ruộng của mùa mưa / hòa lẫn với nước dòng sông Cửu Long,...)