I. Nghe viết: Ngôi trường mới
Ngôi trường mới
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Theo NGÔ QUÂN MIỆN
Lưu ý: Cách trình bày một đoạn văn, thụt vào đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn văn đó. Kết thúc đoạn văn phải có dấu chấm. Chữ cái đầu mỗi câu phải viết hoa. Chữ cái đầu tên bài phải viết hoa.
- Các dấu câu có trong đoạn văn: dấu chấm (2), dấu phẩy (2), chấm than (3)
- Các chữ dễ viết sai chính tả: trường, trống, rung động, kéo dài, trang nghiêm, ấm áp, lạ, thân thương, thước kẻ, …
II. Phân biệt s và x
- s: chia sẻ, sum họp, so sánh, sắc sảo, sợ hãi, hoa súng, sùng bái, sinh trưởng, sinh học, kiêu sa, sinh sống, sống động, chim sáo, cây sáo, con sò,…
- x: xung phong, xảo quyệt, xúng xính, xinh xắn, xa xa, dây xích, cái xô,…
- Một số trường hợp dễ nhầm lẫn: xổ số,
III. Phân biệt dấu hỏi và dấu ngã
- dấu hỏi: hỏi han, củ tỏi, củi, tủi thân, mủi lòng, miêu tả, thả cá, cây xả, quả táo, cái cổ, tổ chim, con hổ, …
- dấu ngã: cái cũi, mũi tiêm, cái tã, xã hội, ăn cỗ, hỗ trợ, chỗ ở,…
IV. Hướng dẫn viết chữ hoa Đ
- Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét thắt, nét cong phải, nét cong trái và nét ngang.
- Cách viết:
+ Bước 1: Đặt bút dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái sát ĐK dọc 2 và hơi lượn vòng khi bắt đầu đến ĐK ngang 1 và kết hợp viết nét thắt tiếp xúc với ĐK ngang 1.
+ Bước 2: Không nhấc bút, viết liền mạch nét cong phải (lưng của nét cong phải tiếp xúc với đường kẻ dọc 3) tiếp tục viết liền mạch nét cong trái và dừng bút tại ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 2 (Lưng của nét cong trái tiếp xúc với ĐK dọc 1)
+ Bước 3: Lia bút đến điểm trên ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2, viết nét ngang rồi dừng bút sao cho đối xứng qua nét móc ngược trái.
V. Hướng dẫn viết ứng dụng chữ hoa Đ
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
- Đi hỏi về chào
- Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt