I. Thứ tự thực hiện các phép tính
- Với các biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia, ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
- Với các biểu thức không có dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự:
Lũy thừa => Nhân và chia => Cộng và trừ
- Với các biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Trường hợp có nhiều dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự ( ) => [ ] => { }
II. Quy tắc dấu ngoặc
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ +” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong dấu ngoặc:
a+(b+c)=a+b+c
a + (b – c) = a + b – c
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ - ” đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “ +” đổi thành dấu “ –“ ; dấu “ – “ đổi thành dấu “ +”
a - ( b + c) = a - b - c
a - (b – c) = a - b + c
Chú ý: Nếu đưa các số hạng vào trong ngoặc có dấu “ – “ đằng trước thì phải đổi dấu các số hạng đó.
Ví dụ:
a) 14,35 + (4 – 3,35) = 14,35 + 4 – 3,35 = (14,35 – 3,35) + 4 = 11 + 4 = 15
b) 14,35 - (4 – 3,35) = 14,35 - 4 + 3,35 = (14,35 + 3,35) - 4 = 17,7 - 4 = 13,7
c) 4 – 14,65 – 3,35 = 4 – (14,65 + 3,35) = 4 – 18 = -14
III. Quy tắc chuyển vế
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “ +” đổi thành dấu “ – “; dấu “ – “ đổi thành dấu “ +”.
+) Nếu A + B = C thì A = C – B
+) Nếu A – B = C thì A = C + B
Ví dụ:
3x-2 = {\rm{ }}x-6
\begin{array}{l}3x--x = {\rm{ 2}}--6\\2x = - 4\\x = - 2\end{array}
Vậy x = -2