I. Phép cộng số tự nhiên
Phép cộng:
a+b=c
(số hạng) + (số hạng) = (tổng)
Minh họa trên tia số:
Phép cộng 3 + 2 = 5: tổng hai tia bên trên bằng tia bên dưới.
II. Tính chất của phép cộng số tự nhiên
Tính chất:
Giao hoán: a+b=b+a
Kết hợp: (a+b)+c=a+(b+c)=a+b+c
a,b,c được gọi là tổng của ba số a,b,c
Cộng với số 0: a+0=0+a=a
Lưu ý: Khi cộng nhiều số, ta nên nhóm các số hạng có tổng là số chẵn tròn chục, tròn trăm,...(nếu có).
Ví dụ:
Tính một cách hợp lí: 12+25+15+28
Nhận xét: Ta thấy nếu tính riêng 12+28 và 25+15 thì được: 12+28=40 và 25+15=40 kết quả của hai phép tính này là tròn chục nên ta thực hiện phép tính sau:
12+25+15+28
= 12+28+25+15 (Đổi vị trí của các số 25, 15, 28: Tính chất giao hoán)
= (12+28)+(25+15) (Kết hợp)
= 40+40
= 80
III. Phép nhân số tự nhiên
Phép nhân số tự nhiên
Phép nhân hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên gọi là tích của a và b, kí hiệu là a×b hoặc a.b:
a.b=a+a+...+a (Có b số hạng)
a.b=d
(thừa số) . (thừa số)= (tích)
Lưu ý:
Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số. Chẳng hạn, a×b=a.b=ab, 2×a=2.a=2a.
Ví dụ: Đặt tính nhân 254.45
IV. Tính chất của phép nhân
Chú ý:
1) Trong tính nhẩm ta thường sử dụng các kết quả:
2.5=10
4.25=100
8.125=1000
2) Tích (ab)c hay a(bc) gọi là tích cả ba số a, b, c và viết gọn là abc.
Ví dụ: Tính nhẩm 12.25
12.25=(3.4).25=3.(4.25)=3.100=300