Biểu đồ cột – Biểu đồ cột kép

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Đọc biểu đồ cột

1. Đọc biểu đồ cột

+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.

+ Nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.

+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

2. Ví dụ

Biểu đồ cột thể hiện các môn thể thao yêu thích của học sinh lớp 6A:

Đọc biểu đồ cột:

Trục ngang: Tên các môn thể thao

Trục đứng: Số học sinh chọn môn thể thao

Cột bóng đá: Cao 18 nên số học sinh thích môn này là 18 bạn

Cột cầu lông: 8 bạn

Cột bóng bàn: 2 bạn

Cột đá cầu: 4 bạn

Cột bóng rổ: có chiều cao nằm giữa 6 và 8 nên có 7 bạn thích.

Từ biểu đồ cột lập bảng thống kê:

Môn thể thao

Bóng đá

Cầu lông

Bóng bàn

Đá cầu

Bóng rổ

Số học sinh chọn

18

8

2

4

7

II. Vẽ biểu đồ cột

1. Các bước vẽ biểu đồ

Bước 1: Vẽ trục ngang và trục dọc, trục ngang là danh sách các đối tượng, trục dọc là thang đo các số liệu của các đối tượng.

Bước 2: Vẽ các hình chữ nhật cho từng đối tượng, các hình chữ nhật có chiều rộng không đổi và chiều cao tương ứng với số liệu của các đối tượng đó.

2. Ví dụ

Từ bảng số liệu:

Các con vật được nuôi của học sinh

Con vật được nuôi

Số con

Chó

6

Mèo

7

Chim

9

4

Rùa

3

Vẽ biểu đồ cột:

Bước 1: Vẽ các trục ngang (tên con vật) và trục dọc (số con vật với thang đo từ 0 đến 10)

Bước 2: Vẽ các hình chữ nhật chiều rộng bằng nhau cho các đối tượng “Chó, mèo, chim, cá, rùa” và chiều cao là:

Chó: 6;     Mèo: 7;     Chim: 9;      Cá: 4;      Rùa: 3

Hình vẽ:

III. Đọc biểu đồ cột kép

1. Đọc biểu đồ cột kép

- Biểu đồ cột kép được tạo thành khi ghép hai biểu đồ cột với nhau.

- Cách đọc:

+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.

+ Nhìn theo trục còn lại để đọc cặp số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.

+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

- Biểu đồ cột kép dùng để so sánh từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

+ So sánh hai cột khác màu trong cùng một nhóm.

+ So sánh các cột cùng màu với nhau.

2. Ví dụ

Cho hai biểu đồ cột ở Hình 1 và Hình 2 lần lượt biểu diễn điểm kiểm tra các môn của Mai và Tiến

Hình 1

Hình 2

Ghép hai cột trên với nhau thì được biểu đồ cột kép:

Biểu đồ trên cho thấy: Điểm ngữ văn của Tiến cao hơn Mai, điểm Toán của hai bạn bằng nhau, điểm Ngoại ngữ 1 của Mai cao hơn tiến

IV. Vẽ biểu đồ cột kép

1. Cách vẽ biểu đồ

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và gọc vuông góc với nhau:

- Trục ngang: Ghi danh sách đối tượng thống kê.

- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi số ở các vạch chia

Bước 2: Vẽ các cột hình chữ nhật:

+ Tại vị trí ghi mỗi đối tượng trên trục ngang, vẽ hai cột hình chữ nhật:

- Sát cạnh nhau.

- Có cùng chiều rộng.

- Có chiều cao thể hiện hai loại số liệu của đối tượng đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.

+ Các cột thể hiện cùng một bộ dữ liệu của các đối tượng thường được tô chung một màu.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

- Ghi tên biểu đồ

- Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu có).

- Ghi chú thích cho 2 màu.

2. Ví dụ

Hãy vẽ biểu đồ cột ghép thể hiện điểm của các môn học của Tiến và Mai.

Môn

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ 1

GDCD

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Tiến

7

8

5

6

8

5

Mai

5

8

8

6

5

8

 Bước 1: Vẽ hai trục ngang và gọc vuông góc với nhau

- Trục ngang: Ghi danh các môn học.

- Trục dọc: Chọn khoảng chia 1 cm.

Bước 2: Vẽ các cột hình chữ nhật:

+ Tại mỗi môn, vẽ hai cột hình chữ nhật:

- Sát cạnh nhau.

- Có cùng chiều rộng 0,5 cm.

- Chiều cao: Chẳng hạn, Môn ngữ văn của Tiến cao 7 và của Mai cao 5.

+ Tô màu:

- Màu xanh: Điểm của Tiến

- Màu cam: Điểm của Mai

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

+ Tên biểu đồ: “Điểm của Tiến và Mai”.

+ Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu có).

+ Ghi chú thích cho 2 màu:

- Màu xanh: Tiến

- Màu cam: Mai

Hình vẽ: