I. Những địa danh cha con cụ Phó bảng đi qua
a. Câu chuyện về ngôi đền gắn với tình sử Mị Châu – Trọng Thủy - Các chi tiết miêu tả ngôi đền:
+ Ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên lí + Nhìn từ xa, dãy núi có nhiều hình nhiều vẻ - Câu chuyện về ngôi đền:
+ Ngôi đền gắn với câu chuyện tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy, với thành Cổ Loa, vua Thục Phán….
+ Nơi có đền thờ Thục Phán
b. Câu chuyện về vùng Ba Hòn - Câu chuyện về vùng núi Ba Hòn:
+ Có một vị tướng đánh thắng giặc phương Bắc rất nhiều trận nhưng trong một lần không may đã bị giặc chém đầu. Vị tướng nhoài người lấy đầu lắp lên cổ phi ngựa chạy trở về
+ Trên đường về gặp một ông lão ở phía bắc sông Mã, hỏi ông có tin người bị chặt đầu mà chắp lên cổ sống được không. Ông lão tin. Tướng quân tiếp tục phi về
+ Về Diễn Châu gặp một bà già ở phía nam sông Bùng, hỏi bà có tin người bị chặt đầu mà chắp lên cổ sống được không. Bà lão không tin. Đầu tướng quân rơi xuống đất, ông hóa thành hòn núi
+ Ngựa hóa núi Mã
+ Trống, cờ hóa núi Trống Thủng, Cờ Rách
→ Câu chuyện mang màu sắc hư cấu kì ảo nhưng chứa đựng trong đó những giá trị cao đẹp, niềm tin, ước vọng của nhân dân. Các hòn núi gắn liền với câu chuyện đầy bi hùng, thể hiện sức mạnh, sự kiên cường, quả cảm, anh hùng của nhân dân ta.
c. Câu chuyện về đền Quả Sơn
- Ngôi đền uy nghi hơn cả đền Thục Phán An Dương Vương
- Câu chuyện về ngôi đền Quả Sơn: thờ vị quan Lý Nhật Quang – người có công mở mang bờ cõi, dẹp yên giặc phía tây, phía nam, truyền dạy các nghề cho người dân
d. Câu chuyện về nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền
- Ba cha con đến thăm nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền, thăm mộ đại thi hào Nguyễn Du và nhớ về kiệt tác Truyện Kiều của ông.
- Nguyễn Du là người có tài năng và để lại một kho tàng những tác phẩm mang nhiều giá trị nhưng lại không được lập đền thờ vì quan niệm không coi trọng thơ văn của người xưa. Vậy mà có thằng ăn trộm bị đánh chết lại được lập đền thờ vì “đạo tặc tối linh tôn thần”.
II. Cậu bé Côn
- Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn lương thiện và suy nghĩ thấu đáo, lo xa về những việc trọng đại
- Nhân vật Côn có tính cách ngoan ngoãn, hiếu học
III. Nhân vật cụ phó Bảng
- Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách kể và giảng giải cho các con về các câu chuyện đời trước
- Tính cách của cụ Phó bảng: ân cần, từ tốn, khí tiết