Phân tích chi tiết Buổi học cuối cùng

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Nhân vật Phrăng

a. Quang cảnh hôm diễn ra buổi học cuối cùng

- Trên đường đến trường: nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị → Khác lạ.

- Ở trường:

+ Mọi sự bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật

+ Lớp học trang trọng, thầy Ha-men dịu dàng, mặc đẹp hơn mọi ngày, mọi người trong làng đều đi học với vẻ buồn rầu

→ Yên tĩnh, trang nghiêm, khác thường.

Phrăng ngạc nhiên, dường như báo hiệu một cái gì nghiêm trọng, khác thường. 

b. Diễn biến tâm trạng của Phrăng

- Thái độ đối với việc học tiếng Pháp:

+ Định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội

+ Cưỡng lại được, vội vã đến trường

+ Phrăng choáng váng, sững sờ, hiểu ra nguyên nhân của sự khác lạ, tiếc nuối ân hận vì sự lười nhác học tập, ham chơi của mình

+ Xấu hổ và tự giận mình không chịu học các qui tắc phân từ - Chăm chú nghe giảng, kinh ngạc thấy mình hiểu bài đến thế

→ Từ lơ là đến thiết tha, lo lắng cho việc học.

c. Thái độ với thầy Ha-men

- Lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi thấy thầy cầm thước.

- Nhận ra giọng nói của thầy thật dịu dàng.

- Thấy tội nghiệp cho thầy

- Hiểu được lời khuyên của thầy

- Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế.

→ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí sâu sắc.

Từ sợ hãi, thân thiết, quý trọng thầy.

Phrăng là cậu bé hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải, yêu tiếng nói dân tộc, quý trọng và biết ơn thầy.

II. Thầy giáo Ha-men

a. Trang phục

- Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục

- Đội mũ bằng lụa đen thêu

→ Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng.

b. Thái độ đối với học sinh

- Rất mực ân cần, dịu dàng tha thiết, không quở trách như mọi ngày khi Phrăng đến muộn

- Nhiệt tình truyền giảng bài học bằng cả tâm huyết của mình

→ Thầy muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay toàn bộ tri thức vào học sinh trước khi ra đi.

c. Hành động, lời nói về việc học tiếng Pháp

- Tâm niệm của Thầy: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá ở chốn lao tù”

→ Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hoá, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù. - Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc:

+ Người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói nên câu

+ Thầy dường như kiệt sức

→ Bao nhiêu tinh lực, tâm huyết thầy đã dồn hết cho buổi học cuối cùng.

+ Khuyên mọi người hãy yêu quý, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc

→ Ca ngợi sự giàu đẹp của dân tộc.

+ Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

+ Đứng im, đầu dựa vào tường

→ Thể hiện sự đau đớn dữ dội về tinh thần.

Thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước cháy bừng trong tim mọi người.