Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Âm vang tiếng gà trong nỗi niềm người lính trẻ trên đường hành quân (Khổ đầu)

- Thời điểm:

+ Buổi trưa

+ Bên xóm nhỏ

- Hoàn cảnh: Trên đường hành quân

→ Âm thanh bình dị, thân thuộc, gần gũi của cuộc sống.

- Điệp từ "nghe":

+ Xao động nắng trưa

+ Chân đỡ mỏi

+ Tuổi thơ gọi về

→ Lặp lại 3 lần, dường như "tiếng gà tục tác" làm xao động, làm dịu bớt nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi. Đánh thức những kỷ niệm xa xưa, gọi về tuổi thơ của tác giả.

II. Những kỷ niệm của tuổi thơ (26 câu tiếp theo)

- Điệp ngữ "Tiếng gà trưa" gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ - Hình ảnh gợi nhớ tuổi thơ:

+ Gà mái mơ

+ Mái vàng

+ Ổ trứng hồng

→ Hình ảnh gần gũi, thân quen của làng quê.

- Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: Tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà:

+ Tay khum soi trứng

+ Dành từng quả chắt chiu

+ Lo đàn gà toi

+ Mong trời đừng sương muối

→ Các động từ, tính từ gợi tả.

Bà là người tần tảo, đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.

=> Tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam giàu lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh.

- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ:

+ Được bộ quần áo mới từ tiền bán gà.

+ Những hình ảnh kỉ niệm đó được biểu lộ:

+ Tâm hồn trong sáng

+ Tình cảm trân trọng, yêu quí bà của đứa cháu nhỏ.

→ Tình cảm bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết.

Tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào

III. Tình cảm của nhà thơ (Khổ cuối)

- Điệp từ "vì":

+ Cảm xúc và niềm tin trở nên tha thiết + Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng

+ Lay gọi, giục giã tinh thần chiến đấu cao đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ

+ Cháu chiến đấu hôm nay vì: Lòng yêu Tổ quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà

→ Tình cảm gia đình đã hòa quyện với tình yêu đất nước trong trái tim người lính.

IV. Mạch cảm xúc của bài Tiếng gà trưa gắn liền với:

+ Trên đường hành quân khơi gợi kỉ niệm

+ Kỉ niệm tuổi thơ

+ Tình cảm gia đình với tình yêu đất nước