Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc hình thành từ đòi hỏi của những biến chuyển về kinh tế - xã hội thời văn hóa Đông Sơn. Tổ chức nhà nước Văn Lang – Âu Lạc còn sơ khai, đơn giản. Cư dân Văn Lang có đời sống vật chất và tinh thần phong phú.

1. QUỐC GIA VĂN LANG – ÂU LẠC

* Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I sau CN):

- Kinh tế: Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:

+ Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.

+ Săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.

+ Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Sự phân hóa xã hội: Sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự thay đổi về xã hội. 

+ Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.

+ Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.

- Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

* Nhận xét:

- Nhà nước Văn Lang đơn giản, sơ khai chưa có luật pháp và quân đội.

- Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về bộ máy nhà nước như có quân đội mạnh, có vũ khí tốt, và thành Cổ Loa kiên cố nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược của Triệu Đà năm 179 TCN.

Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc - ảnh 1