Quốc tế thứ hai

Quốc tế thứ hai được thành lập trong hoàn cảnh Quốc tế thứ nhất giải tán, sự ra đời của các chính đảng công nhân mới ở nhiều nước đòi hỏi cần phải có một tổ chức quốc tế mới để lãnh đạo phong trào công nhân thế giới. Quốc tế thứ hai dưới sự lãnh đạo của Ph. Ăng-ghen đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới và bộc lộ sự phân hóa sâu sắc vào những năm cuối thế kỉ XIX
Quốc tế thứ hai - ảnh 1

1. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỈ XIX

a, Nguyên nhân

- Đội ngũ giai cấp công nhân các nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng, có điều kiện sống tập trung.

- Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, xu thế độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới khiến đời sống của công nhân cực khổ dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh công nhân nổ ra.

b, Phong trào công nhân

- Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

Quốc tế thứ hai - ảnh 2

c, Điểm mới

- Sự truyền bá cúa học thuyết Mác ở nhiều nước tiên tiến, các đảng Đảng công nhân, Đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giả phóng lao động Nga (1883).

=> Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất.

- C. Mác qua đời (1883) sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế thuộc về Ph. Ăng-ghen.

Câu hỏi trong bài