Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

Cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu từ Anh sau đó là Pháp, Đức với nhiều phát minh quan trọng đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong sản xuất của các nước châu Âu. Đây là cuộc cách mạng kĩ thuật của chủ nghĩa tư bản nhằm tạo ra một năng suất lao động cao hơn, củng cố nền tảng của chế độ mới.
Cách mạng công nghiệp ở châu Âu - ảnh 1

I. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở ANH

* Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp:

-  Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

-  Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.

-  Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

-  Có hệ thống thuộc địa lớn.

* Những phát minh về máy móc

Cách mạng công nghiệp ở châu Âu - ảnh 2
Cách mạng công nghiệp ở châu Âu - ảnh 3

* Luyện kim: 

- Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.

- Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

* Giao thông vận tải

- Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".

Cách mạng công nghiệp ở châu Âu - ảnh 4

Năm 1807 xuất hiện tàu thủy chạy bằng máy hơi nước đầu tiên trên sông Hudson. Robert Fulton kỹ sư người Mỹ là cha đẻ của con tàu này và cũng là người phát triển tàu ngầm “Nautilus”.

Cách mạng công nghiệp ở châu Âu - ảnh 5

-  Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

-  Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

 

Cách mạng công nghiệp ở châu Âu - ảnh 6

Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

Cách mạng công nghiệp lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?

Những ngành này có truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

II. HỆ QUẢ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

a, Về kinh tế:

- Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xã hội hóa quá trình lao động của các nước tư bản.

- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

- Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

+ Nông nghiệp:

/ Chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh.

/ Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

b, Về xã hội:

- Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.