II.CÔNG XÃ PA-RI 1871
1. Cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 và sự thành lập Công xã
a, Nguyên nhân
- Mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho công nhân đấu tranh do:
+ Sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đội ngũ công nhân ngày càng đông và tập trung hơn.
+ Cường độ làm việc của công nhân 13-14 giờ / ngày + cuộc sống khó khăn do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1860 – 1867).
- Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (19-7-1870), với sự thất bại của Pháp làm cho nhân dân căm ghét chế độ thống trị dẫn đến cuộc khởi nghĩa (4 - 9 – 1870) lật đổ đế chế II, đòi thiết lập chế độ cộng hòa và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ.
b, Diễn biến
- Ngày 18 - 3 – 1871, lần đầu tiên chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ. Ủy ban trung ương Quốc dân quân đảm nhiệm chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
2. Công xã Pa-ri - Nhà nước kiểu mới
- Ngày 26 - 3 - 1871, công xã được thành lập, cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Hội đồng gồm nhiều ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công nhân và có thể bị bãi miễn.
- Những việc làm của công xã:
+ Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Nhà thờ tách khỏi trường học.
+ Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác:
/ Công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn.
/ Kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân.
/ Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân.
/ Cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
* Nhận xét:
- Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản do dân và vì dân.
- Công xã Pa-ri chỉ tồn tại trong 72 ngày những để lại “một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô vùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới” (Lê-nin).
- Chính sách công xã đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản hoạt động vì lợi ích của đa số nhân dân lao động.