I. ANH VÀ PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
1. Nước Anh
* Tình hình kinh tế
- Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới:
+ Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức.
+ Sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức.
+ Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.
- Từ cuối thập niên 70:
+ Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.
Nguyên nhân của sự giảm sút:
+ Máy móc xuất hiện sớm nên cũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.
+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.
+ Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
+ Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh (5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước)
+ Nông nghiệp: khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.
- Lê-nin nhận xét: "Nước Anh không chỉ là quê hương của hệ thống công xưởng của chủ nghĩa tư bản, mà còn là thủy tổ của chủ nghĩa đế quốc hiện đại".
- Chủ nghĩa thực dân Anh đã trở thành đặc trưng riêng của chủ nghĩa đế quốc Anh. Việc xuất khẩu tư bản của Anh mang những qui mô to lớn. Nước Anh là một cường quốc thuộc địa chính.
- Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn: thuộc địa có khắp nơi Niu Di lân, Ôxtrâylia, Ấn Độ, Ai Cập, Xuđăng, Nam Phi, Canađa …., nên gọi là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
2. Nước Pháp
* Tình hình kinh tế
- Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại. tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh.
- Nguyên nhân:
+ Kĩ thuật lạc hậu
+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, mất đất, phải bồi thường chiến tranh
+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.
+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.
+ Nông nghiệp:
/ Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ.
/ Không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.
/ Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt => nguồn lợi kinh tế quan trọng này bị sa sút.
+ Công nghiệp: có những tiến bộ đáng kể.
/ Hệ thống đường sắt lam rộng cả nước => đẩy nhanh sự phát triển của ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp.
/ Cơ khí hóa sản xuất được tăng cường.
- Đầu thế kỷ XX, quá trình tập trung sản xuất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (chậm hơn các nước khác)
Đặc điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp:
+ Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.
+ Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.
Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.