II. QUỐC GIA CỔ CHAMPA
* Hình thành ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh.
- Nhà Hán đặt quận Nhật Nam chia thành 5 huyện (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam); huyện Tượng Lâm xa nhất (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).
- Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ tay nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là Cham pa.
* Kinh tế
- Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước trong sản xuất.
- Nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản phát triển và kĩ thuật xây tháp đạt tới trình độ rất cao: dệt, đồ trang sức, vũ khí bằng kim loại, đóng gạch và xây dựng, khu Thánh địa Mỹ Sơn.
* Chính trị:
- Theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
- Giúp việc có tể tướng và các đại thần.
- Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn: châu -> huyện, làng.
- Kinh đô ở Sin-ha-pu-ra (Quảng Nam), rồi In- đra-pu-ra (Quảng Nam), dời đến Vi-giay-a (Chà Bàn - Bình Định).
* Văn hóa:
- Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn.
- Theo đạo Hin đu và Phật Giáo.
- Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.
* Xã hội: tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
- Thế Kỷ X-XV phát triển, sau đó suy thoái và là một bộ phận của lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam.