Bài 2 : Sử dụng bản đồ

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Phương pháp kí hiệu

- Dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể, như sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, cây trồng, ...

- Cách thể hiện: đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Khả năng thể hiện: biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng, ... của đối tượng địa lí.

- Có 3 dạng kí hiệu chính:

+ Kí hiệu hình học

+ Kí hiệu chữ

+ Kí hiệu tượng hình

II. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

- Dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian như các loại gió, dòng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hóa, ....

- Cách thể hiện: bằng các mũi tên có màu sắc và độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.

- Khả năng thể hiện: thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

III. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

- Dùng để thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ.

VD: 

+ Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các quốc gia

+ Số dân của một tỉnh

+ Sản lượng lúa của các tỉnh trong quốc gia, ...

- Cách thể hiện: đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó (biểu đồ cột, biểu đồ tròn, ...

- Khả năng thể hiện: thể hiện được các đặc điểm về số lượng và chất lượng của các đối tượng (thường dùng để thể hiện trên bản đồ kinh tế - xã hội).

IV. Phương pháp chấm điểm

- Dùng để biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ bằng sự phân bố của các điểm chấm trên bản đồ. 

VD: Các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi, ...

- Cách thể hiện: sử dụng các điểm chấm. Mỗi một điểm chấm tương ứng với một số lượng của đối tượng nhất định.

- Khả năng thể hiện: số lượng của đối tượng.

V. Phương pháp khoanh vùng

- Dùng để thể hiện không gian phân bố của các đối tượng địa lí.

VD: Vùng phân bố các dân tộc, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi bò, ....

- Cách thể hiện: dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu, tô màu, chải nét (kẻ vạch hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó...

- Khả năng thể hiện: vùng phân bố của đối tượng địa lí.

VI. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống

a. Trong học tập địa lí

Để sử dụng, khai thác bản đồ hiệu quả cao, cần lưu ý những điểm sau:

- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.

- Chọn bản đồ phù hợp

- Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, ...

- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải.

- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Khi đọc bản đồ để giải thích một hiện tượng địa lí nào đó, cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.

b. Trong đời sống 

Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội: 

- Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách; xem dự báo thời tiết;...

- Trong sản xuất, bản đồ dùng cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao thông hay thiết kế các chương trình du lịch... 

- Đối với lĩnh vực quân sự, dùng bản đồ để xây dựng các phương án tác chiến, lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công...

VII. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

a. Khái niệm GPS và bản đồ số 

* GPS (Global Positioning System) hay hệ thống định vị toàn cầu 

- Khái niệm: là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt Trái Đất thông qua hệ thống vệ tinh.

- Nguyên lí hoạt động của GPS:

+ Các vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh Trái Đất theo quỹ đạo chính xác và phát tín hiện có thông tin xuống Trái Đất.

+ Các trạm thu GPS nhận các thông tin để tính chính xác vị trí của đối tượng. Sau đó, trạm thu GPS có thể tính các thông tin khác như: tốc độ di chuyển, hướng chuyển động, khoảng cách tới điểm đến, ...

* Bản đồ số: 

- Khái niệm: là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

- Ưu điểm: 

+ Linh hoạt hơn nhờ thông tin thường xuyên được cập nhật và hiệu chỉnh

+ Đa dạng ứng dụng, có thể in ra các tỉ lệ khác nhau

+ Có thể sửa đổi, cập nhật các kí hiệu

+ Có thể tách lớp và chồng xếp thông tin bản đồ,...

b. Ứng dụng của GPS và bản đồ số

* GPS:

- Định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Dùng để dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng với các chức năng như:

+ Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển, các quãng đường có thể sử dụng.

+ Quản lí, giám sát, lưu trữ lộ trình đường đi của đối tượng (phương tiện giao thông, các cơn bão, ...)

+ Tính số ki-lô-met đã di chuyển và cước phí cho xe buýt, xe khách, taxi,...

+ Chống trộm cho các phương tiện

- Tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh, ...

- Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần, ...

* Bản đồ số:

Số Hóa Bản Đồ Là Gì? Hướng Dẫn Thực Hiện Số Hóa Bản Đồ

- Tìm đường đi, khám phá các địa điểm ăn uống các trụ ATM, trạm xăng, trạm xe buýt và các phương tiện giao thông khác, ...

- Chia sẻ các địa điểm ưa thích, tạo bản đồ.

- Lưu địa chỉ nhà và trường học, nơi làm việc

- Chia sẻ vị trí, thu phóng bản đồ

- Xem bản đồ ngoại tuyến

- Sử dụng giọng nói để điều hướng.