I. Khái niệm đất và vỏ phong hóa
- Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.
- Cấu tạo của đất gồm: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.
- Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì. Độ phì là khả năng đất cung cấp nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (như nhiệt, khí, ...), giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Phẫu diện đất là một mặt thẳng đứng của đất, có các tầng đất khác nhau. Mỗi tầng đất có quá trình hình thành khác nhau, tính chất đất cũng khác nhau về màu sắc, vật liệu, độ phì, ...
- Vỏ phong hóa là sản phẩm phong hóa của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng.
II. Các nhân tố hình thành đất
Đất được hình thành do tác động đồng thời của nhiều nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.
- Đá mẹ: Là nhân tố khởi đầu cho quá trình hình thành đất. Cung cấp các khoáng vật cho đất, tạo nên tính chất vật lí, hóa học của đất.
- Nếu đất được hình thành từ đá mẹ có tính chất chua như granit, thạch anh, ... thì đất sẽ chua.
- Nếu đất được hình thành từ đá mẹ có tính chất kiềm như gabrô, badan, ... thì đất mang tính kiềm.
- Khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa) có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất, tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến quá trình phong hóa đá, quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
- Sinh vật
- Tham gia vào quá trình phá hủy đá
- Là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất. Vi sinh vật phân hủy xác động, thực vật để thành mùn. Động vật sống trong đất có tác dụng làm đất tơi xốp.
- Sinh vật còn ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất.
Địa hình (độ cao, độ dốc và hướng địa hình)
- Độ cao: càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, quá trình phong hóa diễn ra chậm, dẫn đến quá trình hình thành đất yếu.
- Độ dốc: ảnh hưởng đến tốc độ xói mòn đất, nên những nơi bằng phẳng thường có tầng đất dày hơn nơi có địa hình dốc.
- Hướng sườn núi: khác nhau nhận được lượng nhiệt ẩm khác nhau, làm cho đất ở các sườn núi cũng có nhiều khác biệt.
Thời gian: Thời gian hình thành đất còn được gọi là tuổi đất. Thời gian hình thành đất càng lâu, thì đất càng dày.
Con người: có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến đất:
- Tích cực: làm cho đất tơi xốp, cung cấp độ ẩm và chất dinh dưỡng cho đất bằng các biện pháp thủy lợi, làm ruộng bậc thang.
- Tiêu cực: làm cho đất nhanh thoái hóa và bạc màu.
III. Khái niệm
- Sinh quyển là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại.
- Giới hạn của sinh quyển: phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển (lớp đất và lớp vỏ phong hóa).
+ Ranh giới trên cao tiếp xúc với lớp ô-dôn của khí quyển
+ Ranh giới thấp xuống tận đáy sâu của các hố đại dương và dừng lại ở đáy lớp vỏ phong hóa trên đất liền.
- Tuy nhiên, sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển mà thường tập trung ở nơi có thực vật sinh sống.
IV. Đặc điểm của sinh quyển
Sinh quyền có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyên còn lại trong vỏ Trái Đắt.
- Sinh quyển có khả năng tích luỹ năng lượng.
+ Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ.
+ Sau đó các năng lượng này được chuyển cho các cơ thể khác trong quá trình dinh dưỡng,...
- Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất.
+ Sinh quyển tác động đến sự thay đổi của các thành phân khí trong khí quyển
+ Tham gia vào vòng tuần hoàn nước và quá trình trao đổi chất của sinh vật dưới nước
+ Là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất.
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật
- Khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng,...) ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn sinh thái nhất định.
+ Nhiệt độ tác động đến các quá trình sinh trưởng, phát triển (nảy mâm, ra hoa, sinh sản,...) và quy định vùng phân bồ của sinh vật.
+ Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mọi sự sống trên Trái Đất. Ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh, đến khả năng định hướng và sinh sản của động vật.
- Nước và độ ẩm không khí:
+ Là nguyên liệu cho cây quang hợp.
+ Là môi trường sống của nhiều loài sinh vật
+ Là phương tiện vận chuyển, trao đổi khoáng và chất hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.
+ Những nơi có nguồn nước dồi dào, sinh vật rất phát triển. Những vùng hoang mạc khô cằn, sinh vật có số lượng rất ít. Tuy nhiên, nhu cầu về nước và độ ẩm không khí của các loài sinh vật không giống nhau, có loài ưa ẩm và loài ưa khô.
- Đất:
+ Là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.
- Vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, khoáng, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Môi trường sống của nhiều loài vi sinh vật và động vật, nhiều loài thường ở trong đất để tránh các điều kiện sống không thuận lợi.
+ Cấu trúc của đất, độ phì, độ pH của đất có vai trò quan trọng đến sự phát triển và phân bố của thực vật, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật.
- Địa hình
+ Do điều kiện nhiệt ẩm thay đổi theo độ cao nên các kiểu thảm thực vật cũng thay đổi. Càng lên cao, các loài cây chịu lạnh càng nhiều, các loài cây gỗ lớn càng thưa.
+ Hướng sườn và độ dốc khác nhau cũng gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.
- Sinh vật
+ Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nơi cư trú.
- Có nhiều loài động vật ăn thực vật nhưng chúng cũng là thức ăn của những loài động vật ăn thịt.
- Sau cùng, các loài sinh vật khi chết đi sẽ được sinh vật phân huỷ trở thành vật chất hữu cơ cung cấp trả lại cho đất.
+ Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
- Con người: có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất.
+ Tích cực: Con người có thể tạo nên các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố của các loài.
+ Tiêu cực: Con người cũng có thể làm thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật nếu hoạt động khai thác không hợp lí, phá rừng, thu hẹp diện tích rừng tự nhiên.