Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Quy mô dân số thế giới

a. Đặc điểm

- Năm 2020, dân số thế giới khoảng 7,8 tỉ người, tăng gấp 3 lần so với năm 1950. ngày 15/11/2022, dân số thế giới là 8 tỉ người.

- Dân số ở các khu vực, các quốc gia có sự biến động khác nhau.

+ Năm 2020, có 14 nước đông dân nhất với số dân trên 100 triệu người mỗi nước (chiếm 63,59% dân số thế giới)

+ Có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ có số dân dưới 0,1 triệu người mỗi nước (chiếm khoảng 0,017% dân số thế giới).

- Quy mô dân số không giống nhau giữa các nhóm nước: 

+ Đa phần dân số tập trung ở các quốc gia đang phát triển.

+ Năm 2020, nhóm nước đang phát triển chiếm 84% dân số thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á (60%). Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đông dân nhất thế giới chiếm 36,17%.

b. Tình hình phát triển

- Quy mô dân số thế giới đông và vẫn tiếp tục tăng.

- Từ khoảng giữa thế kỉ XX, dân số thế giới tăng lên rất nhanh (bùng nổ dân số), nhưng gần đây đã có xu hướng chậm lại.

II. Gia tăng dân số

a. Gia tăng dân số tự nhiên

- Gia tăng tự nhiên là: gia tăng dân số do hai nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

CT:

Tỉ suất gia tăng tự nhiên = Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô (%)

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới năm 2020 là 1,2%, có xu hướng giảm, nên dân số trên thế giới đang tăng chậm lại. 

+ Giai đoạn 2015 – 2020, châu Phi là châu lục có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới (2,5%)

+ Châu Âu có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất thế giới (-0,06%).

- Tỉ suất sinh thô: là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn sống so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.

+ Năm 2020, tỉ xuất sinh thô trên thế giới khoảng 19o/oo, trong đó các nước phát triển khoảng 10o/oo, các nước đang phát triển khoảng 20o/oo.

+ Tỉ suất sinh thô trên thế giới có xu hướng giảm, ở cả hai nhóm nước.

- Tỉ suất tử thô: là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.

+ Năm 2020, tỉ suất tử thô trên thế giới khoảng 7o/oo, trong đó các nước phát triển khoảng 10o/oo, các nước đang phát triển khoảng 7o/oo.

+ Tỉ suất sinh thô trên thế giới có xu hướng giảm.

b. Gia tăng dân số cơ học

- Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. Tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỷ suất xuất cư.

 Tỉ suất gia tăng cơ học = Tỉ suất nhập cư – Tỷ suất xuất cư (%)

+ Tỷ suất nhập cư: là tương quan giữa số người di chuyển đến một vùng lãnh thổ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.

+ Tỷ suất xuất cư: là tương quan giữa số người di chuyển ra khỏi một vùng lãnh thổ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.

- Ý nghĩa: Có ý nghĩa quan trọng tới số dân và sự phát triển kinh tế - xã hội đối với từng khu vực, từng quốc gia, nhưng không ảnh hưởng đến quy mô dân số trên toàn thế giới.

- Ở các nước phát triển, tỉ suất nhập cư thường lớn hơn tỉ suất xuất cư.

- Nguyên nhân:

+ Lực hút: đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm,… 

+ Lực đẩy: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp,…

c. Gia tăng dân số thực tế

- Là tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị %.

CT: Tỉ suất gia tăng dân số = Tỉ suất gia tăng tự nhiên + Tỉ suất gia tăng cơ học (%)

- Đặc điểm: Thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia hay khu vực.

- Trên quy mô toàn thế giới, gia tăng dân số thực tế phụ thuộc vào gia tăng dân số tự nhiên. Nhưng ở từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ ở từng thời kì, gia tăng dân số thế giới phụ thuộc vào cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

d. Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số

Gia tăng dân số chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: 

- Nhân tố kinh tế xã hội: 

+ Trình độ phát triển kinh tế: 

_Những nơi có trình độ phát triển kinh tế cao, điều kiện sống tốt, thu nhập của người dân cao, cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ thu hút dân nhập cư, giảm mức sinh và mức xuất cư.

_Những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn, tỉ lệ dân số làm nông nghiệp cao, dẫn đến nhu cầu lao động nhiều hơn, gia tăng dân số cao.

+ Chính sách dân số ở các nước ảnh hưởng dến mức sinh và mức di cư.

+ Phong tục tập quán, tâm lí xã hội, cơ cấu tuổi và giới tính, ... tác động đến mức sinh và mức tử vong, ...

- Nhân tố tự nhiên: 

+ Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi, ... thuận lợi góp phần tăng mức nhập cư và ngược lại.

+ Thiên tai, bệnh dịch làm tăng mức tử vong và mức xuất cư.

III. Cơ cấu dân số

- Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.

a. Cơ cấu sinh học

* Cơ cấu dân số theo giới tính

- Khái niệm: Là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân (đơn vị: %).

+ Tỉ lệ giới tính: tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ trong tổng số dân.

Hoặc 

+ Tỷ số giới tính: 100 nữ thì tương ứng có bao nhiêu năm.

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực.

+ Nước phát triển nữ nhiều hơn nam và ngược lại.

- Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam, tình trạng chiến tranh, quan niệm xã hội, ...

- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia...

* Cơ cấu dân số theo độ tuổi

- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Phân loại: căn cứ vào khoảng cách tuổi người ta chia thành 2 loại chính: 

+ Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách đều nhau: chia theo khoảng cách 1 năm, 5 năm (phổ biến nhất), 10 năm, ...

+ Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách không đều nhau: thành 3 nhóm 

_ Nhóm dưới độ tuổi lao động (0 – 14 tuổi)

_ Nhóm trong độ tuổi lao động (15 – 64 tuổi)

_ Nhóm trên độ tuổi lao động (trên 65 tuổi)

Căn cứ vảo tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi trên người ta có thể chia dân số thế giới thành:

Cơ cấu dân số

Trẻ

Già

Vàng

Nhóm tuổi 0 - 14

Trên 35%

Khoảng 30 – 35%

Dưới 30%

Nhóm tuổi trên 65

Dưới 7%

Trên 7%

Dưới 15%

- Đặc điểm: Thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.

- Tháp dân số (Tháp tuổi):

+ Phân loại: Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).

   + Đặc điểm: Thể hiện được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

Mỗi kiểu tháp có những đặc điểm riêng về hình dạng:

Kiểu tháp

Mở rộng

Thu hẹp

Ổn định

Đặc điểm

Dáng nhọn, đáy rộng, càng lên đỉnh càng hẹp

Dáng nhọn, chiều cao lớn hơn tháp mở rộng

Không còn dáng nhọn, đáy hẹp hơn; độ rộng giữa đáy và đỉnh tháp không đáng kể.

Thể hiện

- Tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp

- Dân số tăng nhanh

- Phần lớn là nhóm tuổi trẻ

- Tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình tăng dần

- Tỉ suất sinh và tử đều thấp

- Tuổi thọ trung bình cao.

Phù hợp với nhóm nước

Chậm phát triển

Đang phát triển

Phát triển

 

b. Cơ cấu xã hội

* Cơ cấu dân số theo lao động: là sự biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội.

- Nguồn lao động

+ Khái niệm: Là dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

+ Phân loại:

_ Nhóm dân số hoạt động kinh tế (người làm việc ổn định hoặc tạm thời, người có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm)

_ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế (học sinh, sinh viên, người nội trợ, ...)

+ Đặc điểm: hiện nay nguồn lao động chiếm khoảng 41,6% tổng số dân thế giới, số dân hoạt động kinh tế dao động từ 25 – 50%.

- Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế

+ Các khu vực kinh tế:

_ Khu vực I: Nông - lâm - ngư nghiệp.

_ Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng.

_ Khu vực III: Dịch vụ.

- Đặc điểm: 

+ Xu hướng tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I. 

+ Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

* Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

- Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, người ta thường dựa vào:

+ Tỉ lệ người biết chữ (của nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên). Tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên trên thế giới năm 2020 là 86,7%, tăng 18,4% so với năm 1980.

+ Số năm đi học trung bình (của nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên)

- Đặc điểm:

+ Có sự khác nhau giữa các nước, các khu vực trên thế giới, giữa thành thị và nông thôn.

+ Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

+ Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.