Bài 17 : Phân bố dân cư và đô thị hóa

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Phân bố dân cư

- Khái niệm: Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.

- Tiêu chí: Số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích (km2).

a. Tình hình phân bố dân cư thế giới 

- Mật độ dân số trung bình của thế giới năm 2020 là 60 người/km2

- Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian và biến động theo thời gian.

- Theo không gian:

+ Những vùng dân cư tập trung đông đúc như Nam Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, ... Trong đó nơi có mật độ dân số đông nhất là quốc gia Mô-na-cô, lên đến 26338 người/km2.

+ Những vùng thưa dân như Bắc Á, châu Đại Dương,... nơi thưa dân nhất là đảo Grơn-len (Đan Mạch) chỉ chưa đến 1 người/km2.

b. Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư 

* Các nhân tố kinh tế - xã hội:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế: làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Nhìn chung những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với các hoạt động công nghiệp, dịch vụ.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư:

+ Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.

+ Việc chuyển cư theo quy mô lớn có tác động nhiều đến sự phân bố dân cư trên thế giới.

* Các nhân tố tự nhiên: vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, nước, địa hình, đất đai, ...) tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người qua đó tác động đến sự phân bố dân cư.

- Những nơi có khí hậu ôn hòa, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, ... dân cư thường tập trung đông.

- Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn cỗi, ... dân cư thường thưa thớt.

II. Đô thị hóa

a. Khái niệm

- Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là:

+ Sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị.

+ Sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn.

+ Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

- Tỉ lệ dân thành thị là một trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hóa và là cơ sở để đánh giá mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia.

b. Các nhân tố tác động đến đô thị hóa 

- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên: 

+ Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến:

_ Lịch sử hình thành và phát triển đô thị

_ Tính chất đô thị

_ Lối sống đô thị.

+ Điều kiện tự nhiên (quỹ đất, địa hình, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản, ...) thuận lợi sẽ thu hút dân cư, do đó quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn.

Tuy nhiên nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên không phải nhân tố quyết định của quá trình đô thị hóa.

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển kinh tế (quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành kinh tế, kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa, mức sống dân cư, ....) có tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa, mang tính chất quyết định đến quá trình đô thị hóa.

+ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, ...

+ Chính sách phát triển đô thị là nhân tố quyết định hướng phát triển của đô thị trong tương lai, là cơ sở pháp lí tạo điều kiện thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển mạng lưới đô thị.

c. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

 

Ảnh hưởng tích cực

Ảnh hưởng tiêu cực

Về kinh tế

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

- Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

- Tăng năng suất lao động.

- Giá cả ở đô thị thường cao

- Tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn

Về xã hội

- Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập

- Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận với nhiều nền văn minh

- Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của một bộ phận dân cư

- Thay đổi sự phân bố dân cư, tình hình sinh tử, hôn nhân, ...

- Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, hạ tầng đô thị

- Nghèo đói, thiếu thốn

- Nguy cơ gia tăng về tệ nạn xã hội

Về môi trường

Mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng sống.

- Làm môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn, cạn kiệt tài nguyên.

- Suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình, ...