Bài 2 : Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lý và trong đời sống

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

a. Trong học tập địa lí

Để sử dụng, khai thác bản đồ hiệu quả cao, cần lưu ý những điểm sau:

- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.

- Chọn bản đồ phù hợp

- Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, ...

- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải.

- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Khi đọc bản đồ để giải thích một hiện tượng địa lí nào đó, cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.

b. Trong đời sống 

Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội: 

- Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách; xem dự báo thời tiết;...

- Trong sản xuất, bản đồ dùng cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao thông hay thiết kế các chương trình du lịch... 

- Đối với lĩnh vực quân sự, dùng bản đồ để xây dựng các phương án tác chiến, lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công...