Bài 18 : Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Quy luật địa đới

a. Khái niệm

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Nguyên nhân: Do trái đất hình cầu làm cho góc nhập xạ (góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất) giảm dần từ xích đạo về hai cực.

b. Một số biểu hiện của quy luật

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất:

Vòng đai

Giữa các đường đẳng nhiệt

Khoảng vĩ tuyến

Nóng

20oC của hai bán cầu

30oB đến 30oN

Ôn hòa

20oC và 10oC của tháng nóng nhất

30o đến 60o ở cả hai bán cầu

Lạnh

Giữa 10o và 0o của tháng nóng nhất

Ở vòng đai cận cực của hai bán cầu

Băng giá vĩnh cửu

Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC

Bao quanh cực

+ Sự phân bố nhiệt trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc chủ yếu vào bức xạ Mặt Trời. Lượng bức xạ Mặt Trời được quy định bởi góc nhập xạ.

+ Nguyên nhân hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất là: do Trái Đất có dạng hình cầu, làm cho các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất có những góc chiếu khác nhau. Lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất hấp thụ được giảm dần từ xích đạo về hai cực, hình thành các vành đai nhiệt.

- Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất

+ Các đai khí áp: Gồm 7 khí áp (áp thấp xích đạo, 2 áp thấp ôn đới, 2 áp cao cận chí tuyến, 2 áp cao cực). Phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.

+ Các đới gió: Gồm 6 đới gió (2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2 đông cực) từ xích đạo về hai cực.

- Các đới khí hậu trên Trái Đái

+ Trên Trái Đất có 7 đới khí hậu xen kẽ nhau từ xích đạo về hai cực.

+ Các đới khí hậu chính trên Trái Đất lần lượt là: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.

- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính:

+ Có 10 nhóm đất từ xích đạo đến cực

+ Có 10 kiểu thảm thực vật từ xích đạo đến cực

- Ngoài ra, một số thành phần tự nhiên khác cũng thay đổi theo vĩ độ, như sự phân bố mưa, sự thay đổi của biên độ nhiệt năm trên Trái Đất,...

c. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật

- Hiểu biết được sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động phù hợp với môi trường sống.

Ví dụ: 

- Miền nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng, ẩm nên máy móc, thiết bị thường xuyên bị hoen rỉ nên cần nhiệt đới hóa trong công nghiệp chế tạo máy móc,...

- Tính chất nhiệt đới cũng tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh, nấm mốc phát triển, có hại cho nông nghiệp và sức khỏe con người. Do vậy trong quá trình sống và sản xuất cần có các biện pháp bảo quản, vệ sinh sạch sẽ nơi ở tránh dịch bệnh,...

II. Quy luật phi địa đới

a. Khái niệm

- Khái niệm: Là quy luật phân bố các thành phần địa lí và cảnh quan không phụ thuộc vào sự  phân bố theo bức xạ Mặt Trời (địa đới).

- Nguyên nhân: do ảnh hưởng bởi độ cao địa hình và sự phân bố của lục địa và đại dương.

- Bao gồm hai quy luật: Quy luật đai cao và quy luật địa ô.

b. Biểu hiện của quy luật

Biểu hiện rõ nhất của quy luật phi địa đới là quy luật đai cao và quy luật địa ô.

Quy luật

Khái niệm

Nguyên nhân

Biểu hiện

Đai cao

Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình

Giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa

Phân bố vành đai đất, thực vật theo độ cao

 

Địa ô

Sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ (tùy theo mức độ xa bờ đại dương đến trung tâm lục địa)

- Sự phân bố đất liền và biển, đại dương, làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hóa từ đông sang tây. Càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng.

- Núi chạy theo hướng kinh tuyến

Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ

 

- Ví dụ:

+ Quy luật đai cao: Sự thay đổi đất và thực vật theo độ cao.

 + Quy luật địa ô: Sự thay đổi thảm thực vật ở vĩ độ 40oB ở lục địa Bắc Mĩ.

 

c. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật

Tính phi địa đới tác động tới:

- Sự phân bố nhiệt, ẩm trên Trái Đất, quyết định tới thành phần khoáng chất của đất, nước, các chất hữu cơ, ...

- Làm cho các đới thiên nhiên đa dạng, phong phú để tạo ra nhiều lợi thế phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp.

- Là cơ sở để phân chia các khu vực địa lí, từ đó có thể phân vùng trong phát triển kinh tế, áp dụng các biện pháp quy hoạch và phát triển vùng cho phù hợp.