I. Phương pháp kí hiệu
- Dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể, như sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, cây trồng, ...
- Cách thể hiện: đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
- Khả năng thể hiện: biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng, ... của đối tượng địa lí.
- Có 3 dạng kí hiệu chính:
+ Kí hiệu hình học
+ Kí hiệu chữ
+ Kí hiệu tượng hình
II. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
- Dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian như các loại gió, dòng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hóa, ....
- Cách thể hiện: bằng các mũi tên có màu sắc và độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.
- Khả năng thể hiện: thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
III. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
- Dùng để thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ.
VD:
+ Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các quốc gia
+ Số dân của một tỉnh
+ Sản lượng lúa của các tỉnh trong quốc gia, ...
- Cách thể hiện: đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó (biểu đồ cột, biểu đồ tròn, ...
- Khả năng thể hiện: thể hiện được các đặc điểm về số lượng và chất lượng của các đối tượng (thường dùng để thể hiện trên bản đồ kinh tế - xã hội).
IV. Phương pháp chấm điểm
- Dùng để biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ bằng sự phân bố của các điểm chấm trên bản đồ.
VD: Các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi, ...
- Cách thể hiện: sử dụng các điểm chấm. Mỗi một điểm chấm tương ứng với một số lượng của đối tượng nhất định.
- Khả năng thể hiện: số lượng của đối tượng.
V. Phương pháp khoanh vùng
- Dùng để thể hiện không gian phân bố của các đối tượng địa lí.
VD: Vùng phân bố các dân tộc, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi bò, ....
- Cách thể hiện: dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu, tô màu, chải nét (kẻ vạch hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó...
- Khả năng thể hiện: vùng phân bố của đối tượng địa lí.