Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khi nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,640µm thì trên màn quan sát ta thấy tại M và N là 2 vân sáng, trong khoảng giữa MN còn có 7 vân sáng khác nữa. Khi nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 thì trên đoạn MN ta thấy có 19 vạch sáng, trong đó có 3 vạch sáng có màu giống màu vạch sáng trung tâm và 2 trong 3 vạch này nằm tại M và N. Bước sóng λ2 có giá trị bằng
Trả lời bởi giáo viên
+ Khi nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc λ1
M, N là hai vân sáng, trong khoảng MN có 7 vân sáng khác nữa => MN = 8i1.
+ Khi nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc λ1 và λ2
Trên đoạn MN quan sát thấy 19 vân sáng
=> NS = NS1 + NS2 – NT
Với NS1: số vân sáng của bức xạ λ1, NS1 = 9
NS2: số vân sáng của bức xạ λ2
NT : số vân sáng trùng nhau của bức xạ 1 và bức xạ 2, NT = 3
=> NS2 = NS – NS1 – NT = 19 + 3 – 9 = 13
=> MN = 12i2
Do trên đoạn MN có 3 vân sáng trùng nhau của hai bức xạ mà 2 vân nằm tại M và N => khoảng cách giữa hai vân sáng trùng nhau là iT = MN/2 = 4i1 = 6i2
=> λ2 = 4λ1/6 = 4.0,64/6 = 0,427 μm
Hướng dẫn giải:
Sử dụng lí thuyết về sự trùng nhau của hai bức xạ trong giao thoa ánh sáng
Hai bức xạ trùng nhau : x1 = x2
Vị trí vân sáng : xs = kλD/a