Trên quãng đường \(AB\) dài \(210\) km , tại cùng một thời điểm một xe máy khởi hành từ \(A\) đến \(B\) và một ôt ô khởi hành từ \(B\) đi về \(A\). Sau khi gặp nhau, xe máy đi tiếp $4$ giờ nữa thì đến \(B\) và ô tô đi tiếp $2$ giờ $15$ phút nữa thì đến \(A\). Biết rằng vận tốc ô tô và xe máy không thay đổi trong suốt chặng đường. Vận tốc của xe máy và ô tô lần lượt là
Trả lời bởi giáo viên
Gọi vận tốc xe máy là \(x\) (km/h) . Điều kiện \(x > 0\).
Gọi vận tốc ô tô là \(y\) (km/h). Điều kiện \(y > 0\).
Thời gian xe máy dự định đi từ $A$ đến \(B\) là: \(\dfrac{{210}}{x}\) giờ.
Thời gian ô tô dự định đi từ \(B\) đến \(A\) là: \(\dfrac{{210}}{y}\) giờ.
Quãng đường xe máy đi được kể từ khi gặp ô tô cho đến khi đến \(B\) là : \(4x\) (km).
Quãng đường ô tô đi được kể từ khi gặp xe máy cho đến khi đến \(A\) là : \(\dfrac{9}{4}y\) (km).
Theo giả thiết ta có hệ phương trình:$\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{210}}{x} - \dfrac{{210}}{y} = 4 - \dfrac{9}{4}\\4x + \dfrac{9}{4}y = 210\end{array} \right.$
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{210}}{x} - \dfrac{{210}}{y} = \dfrac{7}{4}\\4x + \dfrac{9}{4}y = 210\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{4x + \dfrac{9}{4}y}}{x} - \dfrac{{4x + \dfrac{9}{4}y}}{y} = \dfrac{7}{4}\,\,\left( 1 \right)\\4x + \dfrac{9}{4}y = 210\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \left( 2 \right)\end{array} \right.$
Từ phương trình (1) ta suy ra $\dfrac{{4x + \dfrac{9}{4}y}}{x} - \dfrac{{4x + \dfrac{9}{4}y}}{y} = \dfrac{7}{4} $\( \Leftrightarrow \dfrac{{4x}}{x} + \dfrac{{9y}}{{4x}} - \dfrac{{4x}}{y} - \dfrac{{9y}}{{4y}} = \dfrac{7}{4} \)\(\Leftrightarrow 4 + \dfrac{{9y}}{{4x}} - \dfrac{{4x}}{y} - \dfrac{9}{4} = \dfrac{7}{4}\)$\Leftrightarrow \dfrac{{9y}}{{4x}} - \dfrac{{4x}}{y} = 0 \Rightarrow x = \dfrac{3}{4}y$.
Thay vào phương trình (2) ta thu được: $\dfrac{{12}}{4}y + \dfrac{9}{4}y = 210 \Leftrightarrow y = 40$ (TM)
$\Rightarrow x = 30$ (TM).
Vậy vận tốc xe máy là \(30\) km/h. Vận tốc ô tô là 40 km/h.
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Lập hệ phương trình
1) Chọn ẩn và tìm điều kiện của ẩn (thông thường ẩn là đại lượng bài toán yêu cầu tìm)
2) Biểu thị các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết
3) Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải hệ phương trình
Sử dụng các phương pháp thế, cộng đại số, đặt ẩn phụ…
Bước 3: Kết luận