Câu hỏi:
2 năm trước

Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{{xy}} = \dfrac{x}{z} + 1\\\dfrac{1}{{yz}} = \dfrac{y}{x} + 1\\\dfrac{1}{{zx}} = \dfrac{z}{y} + 1\end{array} \right.\). Số nghiệm của hệ phương trình trên là:

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: c

Điều kiện \(xyz \ne 0\) . Nhận thấy nếu một trong ba số \(x,y,z\)  có một số âm, chẳng hạn \(x < 0\)  thì phương trình thứ 3 vô nghiệm. Nếu hai trong số ba số \(x,y,z\) là số âm, chẳng hạn \(x,y < 0\)  thì phương trình thứ 2 vô nghiệm. Vậy ba số \(x,y,z\) cùng dấu.

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{{xy}} = \dfrac{x}{z} + 1\\\dfrac{1}{{yz}} = \dfrac{y}{x} + 1\\\dfrac{1}{{zx}} = \dfrac{z}{y} + 1\end{array} \right.\)

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\dfrac{1}{{xyz}} = \dfrac{x}{{{z^2}}} + \dfrac{1}{z}\\
\dfrac{1}{{xyz}} = \dfrac{y}{{{x^2}}} + \dfrac{1}{x}\\
\dfrac{1}{{xyz}} = \dfrac{z}{{{y^2}}} + \dfrac{1}{y}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\dfrac{1}{{xyz}} = \dfrac{{x + z}}{{{z^2}}}\\
\dfrac{1}{{xyz}} = \dfrac{{y + x}}{{{x^2}}}\\
\dfrac{1}{{xyz}} = \dfrac{{z + y}}{{{y^2}}}
\end{array} \right.$

\( \bullet \) Trường hợp 1: \(x,y,z > 0\)

Nếu \(x \ge y\)  chia hai vế của phương trình thứ hai cho hai vế của phươngng trình thứ ba của hệ ta được \(\dfrac{{{x^2}}}{{{y^2}}} = \dfrac{{x + y}}{{y + z}}\)\( \Rightarrow x \ge z\)

Với \(x \ge z\) chia hai vế phương trình thứ nhất cho phương trình thứ hai: \(\dfrac{{{z^2}}}{{{x^2}}} = \dfrac{{x + z}}{{y + x}} \Rightarrow z \le y\)

Với \(z \le y\) chia phương trình thứ nhất cho phương trình thứ ba: \(\dfrac{{{z^2}}}{{{y^2}}} = \dfrac{{x + z}}{{y + z}} \Rightarrow x \le y\)

Suy ra \(x = y = z\)  thay vào hệ phương trình đã cho ta tìm được $\dfrac{1}{{{x^2}}} = 2 \Rightarrow x = \sqrt 2 \,\,\left( {x > 0} \right)$ suy ra nghiệm \(x = y = z = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)

\( \bullet \) Trường hợp 2: \(x,y,z < 0\) ta làm tương tự, tìm được thêm nghiệm \(x = y = z =  - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)

Vậy hệ phương trình có $2$  nghiệm.

Hướng dẫn giải:

Vì $3$  số có vai trò giống nhau nên ta có thể giả sử \(x \ge y\) sau đó biến đổi để chia từng vế với vế của các phương trình cho nhau, để chứng minh được hệ có nghiệm \(x = y = z\)

Câu hỏi khác