Ngày soạn: ................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 68,69,70: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
VÙNG ĐẤT SÀI GÒN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp HS thấy được tầm quan trọng của vùng đất Sài Gòn dưới thời nhà Nguyễn. Tình hình kinh tế-văn hóa ở Sài Gòn dưới triều Nguyễn. Quá trình củng cố chế độ phong kiến và sự phân hóa xã hội sâu sắc.
2.Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về mảnh đất Sài Gòn đã hơn 300 năm tuổi.
3.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sách lịch sử địa phương. Tranh ảnh về Sài Gòn thời nhà Nguyễn.
- HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).
III.Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5p)
Nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX?
2.Tiến trình dạy - học: (30p)
Giới thiệu bài mới: Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí vùng đất Nam Bộ, thành lập phủ Gia Định đã chính thức đánh dấu vùng đất Sài Gòn-Gia Định trở thành đơn vị hành chính ở nước ta. Dưới triều Nguyễn vùng đất Sài Gòn phát triển như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu ở Bài 4: Vùng Đất Sài Gòn Dưới Triều Nguyễn.
Hoạt động dạy – học |
Kiến thức cần đạt |
Mục 1: GV gọi HS đọc mục 1 SGK. GV: “Nhận thấy tầm quan trọng của Sài Gòn, chúa Nguyễn và Tây Sơn đã có những hành động gì?” + Nhận thấy tầm quan trọng về kinh tế, chính trịè Hai phe đều cố tranh lấy Sài Gòn cho kì được. - GV: “Sau khi chiếm được Sài Gòn, Nguyễn Ánh đã làm gì để bảo vệ vùng đất này?” + Xây thành Bát Quái làm căn cứ chống lại quân Tây Sơn. - GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn giới thiệu về thành Bát Quái trong SGK. - GV cho HS quan sát hình thành Bát Quái trong sách. - GV: “Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã thay đổi các đơn vị hành chính ở Sài Gòn như thế nào?”. + Gia Định kinh thành Gia Định trấn, đứng đầu là viên tổng trấn. + Gia Định trấn gồm 4 dinh và 1 trấn: dinh Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Định, Vĩnh Trấn và trấn Hà Tiên. + 1908, đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành, đổi tên tên 4 dinh cũ và giữ nguyên trấn Hà Tiên. - GV: “Sau khi lên ngôi, Minh Mạng đã tiếp tục thay đổi đơn vị hành chính ở Sài Gòn như thế nào?” + Cho bỏ chức Tổng trấn. + Chia 5 trấn cũ thành 6 tỉnh mới ( Biên Hòa, Phiên An, Định Tượng, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). + Năm 1883 Phiên An đổi thành Gia Định è Nam Kì Lục tỉnh. - GV giảng: Năm 1883, Minh Mạng cho phá thành Bát Quái và cho xây lại thành Gia Định mới (thành Phụng) với quy mô nhỏ hơn. - GV chốt ý: Qua bao thăng trầm, vị trí của Sài Gòn từ cấp Kinh xuống Thành rồi Tỉnhè ảnh hưởng đến đời sống xã hội của Sài Gòn nhưng Sài Gòn vẫn phát triển nhờ vị trí địa lí của mình. Mục 2: GV gọi HS đọc mục 2 SGK. GV chia lớp ra thành 2 nhóm để hoạt động nhóm. * Nhóm 1: Tình hình kinh tế. a. Nông nghiệp b. Thủ công nghiệp c. Thương nghiệp * Nhóm 2: Tình hình văn hóa. + Kinh tế: * Nông nghiệp: - Ban hành chế độ đồn điền. - Thiết lập một số trục giao thông chính nối Gia Định với Chân Lạp, các tỉnh thành phía Nam và Bắc. - GV: “Vì sao nhà Nguyễn lại cho thiết lập một số trục lộ giao thông chính?”. è Nông nghiệp có nhiều tiến bộ, lúa gạo nhiều không kể xiết, được bán ra Bắc và cho thương nhân nước ngoài. * Thủ công nghiệp: - Xây dựng nhiều cơ sở sản xuất, quân xưởng (xưởng đóng tàu, đúc vũ khí…) - Thời Minh Mạng, hoạt động công nghiệp bị hạn chế. - Cuối TK XVIII, thủ công nghiệp có những bước phát triển mới. * Thương nghiệp: - Nông nghiệp và thủ công nghiệp dẫn tới sự hưng khởi của thương nghiệp. - GV: “Vì sao nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển dẫn tới sự hưng khởi của thương nghiệp?”. - GV: Bên cạnh nông, công, thương nghiệp còn có nghề đúc súng và đóng tàu. Nhưng về sau nhà Nguyễn hạn chế. + Văn Hóa: - Nhân dân tự lập trường tư ở xóm làng. - Nội dung là những câu nói trong sách Nho, Lão, Phật. - Khi giáo dục được chú trọngè Sài Gòn trở thành trung tâm văn hóa. - 1796, mở khoa thi Hương đầu tiên. Gia Long cho lập một Sở giáo dục, đứng đầu là Đốc học. - Khuyến khích mở trường tư. è Hoạt động giáo dục ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam có nhiều khởi sắc. Nhân dân Sài Gòn vẫn giữ vững truyền thống văn hóa như thờ cúng tổ tiên, anh hùng, người có công với làng….Xây nhiều đình, chùa. Hoạt động hội hèè thể hiện bản sắc văn hóa của vùng đất phương Nam. Mục 3: GV gọi HS đọc mục 3 SGK. GV: “ Để khuyến khích khai hoang các vua Nguyễn đã có việc làm gì?”. + Cho phép người dân biến vùng đất mình khai phá thành tư hữuè Giúp người dân thêm hăng hái lao động, làm tăng số người giàu cóè cậy thế cướp đất của dânè bị mất đất, thêm thuế khóa và lao dịchè đời sống nông ngày càng cơ cực. - GV: “Trong xã hội lúc này xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản nào?”. + Nhân dân, quan lại, địa chủ, triều đìnhè nửa đầu thế kỉ XIX nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. - GV: “Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong gia đoạn này?” - GV chốt ý cuối bài. |
I.Sự thăng trầm về vai trò chính trị của vùng đất Sài Gòn dưới triều Nguyễn - Đầu thế kỉ XVI, Sài Gòn trở thành khu dân cư đông đúc, ruộng vườn xanh tươi, trù phú. - Cuộc sống tinh thần và vật chất của cư dân Sài Gòn được cải thiện. => Cuối TK XVII, Sài Gòn đã mang dáng vấp của một trung tâm kinh tế-văn hóa. II.Tình hình kinh tế-văn hóa ở vùng đất Sài Gòn dưới triều Nguyễn - Khi người Việt, Hoa đến định cư vùng Sài Gòn, Bến Nghé. => Chúa Nguyễn đã tìm cách thương lượng với Chân Lạp. - Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí Nam Bộ, đặt phủ Gia Định, chọn Sài Gòn làm huyện Tân Bình, cử quan đến cai trị. => Sài Gòn-Gia Định trở thành đơn vị hành chính của nước ta. III.Nhà Nguyễn củng cố chế độ phong kiến-sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc Chính sách chuyên chế độc đoán Xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp. |
3.Củng cố: (5p)
GV hỏi HS:Trình bày tình hình văn hóa ở vùng đất Sài Gòn dưới triều Nguyễn?
4.Dặn dò:
Học bài cũ,
IV.Rút kinh nghiệm: