Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Tiết 62, BÀI 28: SỰ PHÁT TRIỂN VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỈ XVIII- NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX (Tiếp theo)
II.GIÁO DỤC, KHOA HỌC- KĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh:
- Nhận rõ bước tiến quan trọng trong các ngành nghiên cứu biên soạn lịch sử, địa lý, y hoc dân tộc.
- Một số kĩ thuật phương tây đã được thợ thủ công Việt Nam tiếp thu nhưng hiệu quả ứng dụng chưa cao.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.
- Biết phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được về khoa học kĩ thuật ở nước ta thời kì này.
3. Thái độ:
- Tự hào về những di sản và thành tựu khoa học của tiền nhân trong các lĩnh vực, tự hào về tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta cuối TK XVIII- đầu TKXIX
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện những thành tựu về giáo dục, khoa học, kĩ thuật
+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ về các các thành tựu trong giai đoạn cuối XVIII- Nữa đầu TK XIX
II.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, .....
III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh các thành tựu văn hóa
- Tư liệu có liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Nghệ thuật nước ta cuối TKXVIII- ½ TKXIX đạt được những thành tựu gì?
3.Bài mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.
1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát những hình ảnh H6.9 trong sgk Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài học.
2. Phương thức:
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:
+Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh.
+ Em biết gì về nhân vật này, ông có những cống hiến như thế nào?
- HS quan sát, trả lời
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
+ Hình ảnh này là: Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác (1720-1791)
+ Tuy nhiên, các em chưa nắm được hết các thành tựu giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời kì này như thế nào?
- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Cùng với sự phát triển của văn học nghệ thuật, giáo dục khoa học , kỉ thuật ở nước ta thời kì này cũng đạt được những thành tựu rực rỡ, đặc biệt phải kể đến sự du nhập của những kỉ thuật tiên tiến của phương tây với chính sách bảo thủ, đóng kín của chế độ phong kiến, các ngành khoa học mới không thể phát triển mạnh được. Để rõ hơn chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài 28 (tt)
Bài 28. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối TKXVIII- nữa đầu TKXIX (tt)
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội Dung |
Hoạt động 1 Mục 1. Giáo dục, thi cử * Mục tiêu: HS nắm được giáo dục, thi cử giống như trước chỉ khác là “ Tứ dịch quán” * Phương thức: cá nhân * Tổ chức hoạt động ? giáo dục , thi cử nhà Nguyễn có gì khác trước. ? Quốc Tử Giam được đặt ở đâu ? Thành lập “ Tứ dịch quán” dạy tiếng gì? GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
1. giáo dục, thi cử - Tài liệu học tập, nội dung thi cử không có gì thay đổi. - Quốc Tử Giam được đặt ở Huế\ - Thành lập “ Tứ dịch quán” dạy tiếng nước ngoài |
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 2. Mục 2. Sử học, địa lí, y học *Mục tiêu:Học sinh nắm được Sử học, địa lí, y học nước ta cuối TKXVIII- ½ đầu TK XIX *Phương thức: Hoạt động nhóm. (12 phút) * Tổ chức hoạt động -B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luậnvà thực hiện các yêu cầu sau: Nhóm 1:Sử học nước ta thời kì này có tác giả, tác phẩm nào? Nhóm 2 Em biết gì về nhân vật Lê Qúy Đôn? Nhóm 3: Những công trình tiêu biểu về địa lí? Nhóm 4: Ai là người đóng góp lớn cho y học? biết gì về tác giả đó? -B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). -B3: HS: báo cáo, thảo luận -B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). HS nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: vì sao, như thế nào. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
2. Sử học, địa lí, y học a. Sử học: gồm các tác phẩm - Đại Nam thực lục - Đại Nam liệt truyện + Lê Qúy Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu b. Địa lí - Gia Định thành thông chí: Trinh Hoài Đức - Nhất thống dư địa chí Lê Quang Định c. Y học - 6/1833 ông khởi nghĩa chiếm thành Phiên An. - Năm 1834 Lê Văn Khôi qua đời con trai lên thay - Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp c. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854-1856) - Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có uy tín lớn. Ông để lại bộ sách “ Hải thượng y tông tâm lĩnh” |
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 3. Mục 3. Những thành tựu về kỉ thuật *Mục tiêu:Học sinh nắm được thành tựu về kỉ thuật ở nước ta TKXVIII *Phương thức: cá nhân * Tổ chức hoạt động ? Nêu những thành tựu về kỉ thuật/ HS thảo luận cặp đôi: Những thành tựu về kỉ thuật ở thời kì này phản ánh điều gì? GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
3. Những thành tựu về kỉ thuật - Làm đồng hồ, kính thiên lí - Tàu thủy, máy xẻ gỗ chạy bằng hơi nước. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: các thành tựu về giáo dục, khoa học, kỉ thuật
2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cánhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
3. Dự kiến sản phẩm
GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- HS biết nhận xét, đánh giá về các thành tựu giáo dục, khoa học, kỉ thuật trong thời kì nay
2. Phương thức:
a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức:
Liên hệ suy nghĩ của mình cần làm gì để gìn giữ thành tựu giáo dục, khoa học, kỉ thuật giai đoạn cuối TKXVIII- nữa đầu TKXIX
b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu về các thành tựu giáo dục, khoa học, kỉ thuật.
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
3. Dự kiến sản phẩm: