Giáo án Lịch sử 7 bài Làm bài tập lịch sử mới nhất

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 10 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

I/ Mục tiêu.

- Hệ thống các kiến thức về lịch sử XHPK châu Âu và phương Đông: sự hình thành và phát triển của XHPK.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và so sánh các sự kiện lịch sử.

II/ Chuẩn bị.

- GV: hệ thống câu hỏi bài tập.

- HS: soạn và học bài.

III/ Các bước lên lớp:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ.

- Cơ sở kinh tế của XHPK là gì?

- Trong XHPK có những giai cấp nào? Quan hệ ra sao?

3/ Bài mới.

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Ghi bảng

Hoạt động 1:1/ Xã hội phong kiến châu Âu.

? XHPK châu Âu được hình thành như thế nào?

? XHPK châu Âu có những giai cấp nào? Được hình thành từ những tầng lớp nào?

? Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?

? Các cuộc phát kiến địa lí có tác dụng gì?

? Quan hệ sản xuất tư bản được hình thành như thế nào?

? Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

? XHPK Trung Quốc được hình thành như thế nào?

? Thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển như thế nào?

? Người Ấn Độ đạt những thành tựu gì về văn hoá?

? Hãy nhận xét chung về XHPK ở ĐNÁ?

- Cuối Tkv, người Giéc man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm, tiêu diệt đế quốc Hi Lạp Rô ma cổ, lập ra nhiều vương quốc mới → XHPK hình thành.

*HS:

- Lãnh chúa: tướng lĩnh, quý tộc.

- Nông nô: nô lệ.

- Sản xuất phát triển đòi hỏi cần nguyên liệu và thị trường.

- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, tìm ra những con đường mới, vùng đất mới.

- Cuối TKXV XHPK bị suy thoái, xã hội lúc bây giờ hình thành 2 giai cấp mới: tư sản và vô sản → quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.

- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, đã phá trật tự phong kiến, đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên.

- Công cụ bằng sắt xuất hiện → diện tích gieo trồng tăng → xã hội có nhiều biến đổi → 2 giai cấp mới hình thành: địa chủ và nông dân →XHPK hình thành.

- Đối nội: cử người cai quản các địa phương, mở khoa thi chọn nhân tài, giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân; đối ngoại: tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng bờ cõi.

- có chữ viết riêng (chữ Phạn), kinh Vê đa, thơ ca, sử thi, chính luận,…, kiến trúc độc đáo ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.

- Cũng như các quốc gia khác, cũng có thời kì hình thành (X), hưng thịnh (X-XVIII) và suy vong (XVIII-XIX).

1/ Xã hội phong kiến châu Âu.

- XHPK hình thành vào cuối TK V.

- Giai cấp: lãnh chúa và nông nô.

- Vào TK XVI XHPK châu Âu sụp đổ.

2/ Xã hội phong kiến phương Đông.

- XHPK phương Đông được hình thành TCN.

- Giai cấp: địa chủ và nông dân.

- Từ TKXIX, hầu hết các quốc gia phong kiến phương Đông chịu lệ thuộc các nước tư bản.

*Lập bảng so sánh chế độ phong kiến phương Đông và châu Âu theo mẫu sau :

Phong kiến phương Đông

Phong kiến châu Âu

-Thời gian hình thành:.........

-Thời kì phát triểnThời kì:.........

-Thời kì khủng hoảng và suy vong.

-Cơ sở kinh tế - xã hội:.........

-Nhà nước:.........

-Thời gian hình thành:.........

-Thời kì phát triểnThời kì:.........

-Thời kì khủng hoảng và suy vong.

-Cơ sở kinh tế - xã hội

-Nhà nước:.........

4/Củng cố:

V lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của XHPK phương Đông và châu Âu.

5/ Dặn dò.

Học bài, xem bài 8 và soạn các câu hỏi giữa bài.

IV/ Rút kinh nghiệm: