Giáo án Lịch sử 12 bài 8: Nhật Bản mới nhất

Bài 8: NHẬT BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:(không dạy nội dung chính trị-xã hội các giai đoạn )

- Nắm được quá trình phát triển của Nhật Bản từ sau chiến trtanh thế giới thứ hai đến nay.

- Vai trò lớn của nền kinh tế Nhật đối với thế giới nói chung và châu Á nói riêng.

- Những nguyên nhân phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

- Đánh giá đúng về khả năng sáng tạo của con người và ý chí vươn lên của người Nhật Bản.

- Ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp công nghiệp hiện đại hoá đất nước.

3. Kỹ năng: Khả năng sử dụng bản đồ và rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá tổng hợp.

II.CHUẨN BỊ .

1.GV - Bản đồ châu Á, Nhật và thế giới sau chiến tranh.

2 HS - Tranh ảnh minh hoạ về thành tựu phát triển của kinh tế Nhật.

III.PHƯƠNG PHÁP .phân tích, đánh giá tổng hợp.

IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1. Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ.

- Các giai đoạn phát triển của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

- Hoàn cảnh ra đời và quá trình pt của Khối thị trường chung Châu Âu (EU)?

3. Bài mới: GV khái quát tình hình nước Nhật sau chiến tranh để dẫn nhập học sinh vào bài mới.

Hoạt động của GV- HS

Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Tìm hiểu Nhật Bản từ năm 1945 đến 1952

-GV: giới thiệu khái quát về tình hình Nhật sau chiến tranh.

Dù bị chiếm đóng nhưng chính phủ mới của Nhật vẫn tồn tại và được phép hoạt động.Mỹ không “trực trị“ mà thông qua chính phủ Nhật.

Nhận xét

+Các chính sách về kinh tếnhìn chung là tích cực

+Do tình hình thế giới có nhiều thay đổi nên chính sách của Mỹ với Nhật có những điều chỉnh quan trọng nhằm biến Nhật thành một đồng minh quan trọngvà lệ thuộc vào Mỹ , tiêu biểu là việc ký...

Hoạt động 2: Tìm hiểu Nhật Bản từ năm 1952 đến 1973

Tình hình kinh tế Nhật Bản từ 1952 đến 1973. Về Khoa học kỹ thuật, đối ngoại.

GV chốt ý

*Nguyên nhân phát triển?

Hoạt động 3: Tìm hiểu Nhật Bản từ năm 1973 đến 1991

? Tình hình Nhật Bản từ 1973-1991.

*.GV chốt :Giai đoạn 1973-1991

-Kinh tế:, lần đầu tiên sau CTTG II , kinh tế Nhật không đạt đựoc tốc độ tăng trưởng với hai con số và suy thoái.

-Về đối ngoại: trong khi vẫn duy trì chặt chẽ liên minh Mỹ-Nhật , Nhật Bản “quay trở về“ châu Á (1973 thiết lạp quanh hệ ngoại giao với Việt Nam, 1978 bình thường hóa với Trung Quốc,8/1977 học thuyết Phucưđa -> 1991 học thuyết Kaiphu................................................

Hoạt động 4: Tìm hiểu Nhật Bản từ năm 1991 đến 2000

HS trình bày gđ 1991-2000

*GV chốt :.Giai đoạn 1991-2000

Đay là giai đoạn Nhật sau Chiến tranh lạnh

( không còn trật tự hai cực , diễn ra những tập hợp lực lượng mới và nguy cơ mới..)

I/NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945ĐẾN 1952

*Chiến tranh tàn phá nặng nề

Từ cuối tháng 8/1945, quân đội Mỹ dưới danh nghĩa quân Đồng minh đã vào chiếm đóng Nhật bản.

1 Về kinh tế : thực hiện 3 cuộc cải cách lớn

- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế , giải tán các“Đaibátxư”.

- Cải cách ruộng đất

- dân chủ hóa lao động ( thông qua các luật về lao động )

à dựa vào viện trợ Mỹ và nổ lực của bản thân , đến năm 1950-1951 , kinh tế Nhật phục hồi , đạt mức trước chiến tranh.

2.Về đối ngoại . chủ trương liên minh chặt chẽ với Mỹ.

-Ký Hiệp ước hòa bình Xan phơranxixcôvà Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhât ( 1951) chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh vào năm 1952 , thiết lập quan hệ mới giữa Mỹ và Nhật

II/NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952ĐẾN 1973

1. Kinh tế: được gọi là giai đoạn phát triển “ thần kỳ”: tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm àvươn lên hàng thứ hai trong thế giới tư bản.

- Từ những năm 70 trở đị , Nhât trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.( Mỹ và Tây Âu )

2. Khoa học-kỹ thuật

-Rất coi trọng phát triển giáo dục và khoa học –kỹ thuật.

-Năm 1968 mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD.

- Chủ yếu tập trung vào công nghiệp dân dụng

-Đạt nhiều thành tựu lớn :

*Nguyên nhân phát triển (Sgk)

*Hạn chế ( SGK )

3.Chính sách đối ngoại:

- Liên minh chặt chẽ với Mỹ.

- Năm 1956: bình thường hóa quan hệ với LX và gia nhập LHQ.

III/ NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973ĐẾN 1991

1 .Kinh tế :

- Từ 1973-1982: kinh tế phát triển xen kẽ với khủng hoảng suy thoái ngắn.

- Từ nửa sau những năm 80: trở thành siêu cường tài chính số một trên thế giới

2- Chính sách đối ngoại:

-Tăng cường quan hệ kinh tế , chính trị , văn hóa , xã hội với các nước ĐNA và tổ chức ASEAN.

- Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao với VN năm 1973.

IV/ NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991ĐẾN 2000

1.-Kinh tế : có giảm sút nhưng vẫn là 1/3 trung tâm kinh tế -tài chính lớn của thế giới.

2 -Khoa học – kỹ thuật: tiếp tục phát triển với trình độ cao

3 - Văn hóa : giữ đựoc những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của mình

4 -Về đối ngoại : (SGK)

3. Củng cố:

+ Những nhân tố nào thúc đầy sự phát triển, thần kì của KT, Nhật + Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật trong thời kì “CT lạnh”

5.Dặn dò:

+ Vận dụng kiến thức đã học nắm được nội dung cơ bản của bài

+ Đọc bài tiếp theo

V.Rút kinh nghiệm