Giáo án Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 mới nhất

PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM ( TỪ NĂM 1919-2000)

CHƯƠNG I : VIỆT NAM TỪ NĂM 1919-1930

Bài 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1925

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1.Kiến thức

- Những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự chuyển biến về kinh tế – xã hội, văn hoá, giáo dục… ở Việt Nam.

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có bước phát triển mới.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị của cácnước đế quốc .

3. Kỹ năng:

Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đát nước và quốc tế.

II. CHUẨN BỊ

  1. - Giáo viên : Sưu tầm chân dung một số nhà hoạt động yêu nước cách mạng tiêu biểu, thống kê các cuộc bãi công của công nhân.

2 - Học sinh: Đọc trước bài

III.PHƯƠNG PHÁP. phân tích, đánh giá các sự kiện lịch

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1. Ổn định lớp

2. Liên hệ bài cũ: GV yêu cầu học sinh nhắc lại về CTTG I, khủng hoảng kinh tế 1929 -1933.

3. Bài mới:

- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến Việt Nam như thế nào?

- Phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có bước phát triển mới ra sao?

Các hoạt động của GV-HS

Kiến thức cơ bản

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất VN có nhiều biến đổi, do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.

? Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp diển ra trong hoàn cảnh nào? mục đích, biện pháp, nội dung?

- HS trả lời câu hỏi, Gv nhận xét và chốt ý:

+ Mục đích: Nhằm bù đắp lại những thiệt hại do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

+ Biện pháp: Tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước và ráo riết khai thác thuộc địa.

+ Nội dung: (SGK)

? Những chính sách khai thác của thực dân Pháp có tác động đến kinh tế Việt Nam như thế nào?

? Những chính sách khai thác của thực dân Pháp có tác động đến sự phân hoá xã hội và sự phân hoá giai cấp như thế nào?

HS trả lời câu hỏi,

Gv nhận xét chốt ý:

Gv nhận xét chốt ý:

I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

1Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

* Hoàn cảnh lịch sử

- sau CTTGI pháp bị thệt hại nặng nề

- Cách mạng tháng MườiNga thắng lợi nước Nga Xô viết ra đời, Quốc tế công sản được thành lập

*Mục đích tiến hành cuộc khai thác thuộc địalần 2 ở Đong Dương chủ yếu ở Việt Nam nhằm khôi phục kinh tế, bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra

* chính sách khai thác

Trong cuộc khai thác này, Pháp tăng cường đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế.(1924-1929) vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrrang

- Nông nghiệp là ngành có số vốn đầu tư nhiều nhất, chủ yếu vào đồn điền cao su, diện tích đồn điền cao su mở rộng, nhiều công ty cao su ra đời.

- Trong công nghiệp, Pháp chú trọng đầu tư khai thác mỏ than, đầu tư thêm vào khai thác kẽm, thiếc, sắt; mở mang một số ngành công nghiệp chế biến.

- Thương nghiệp, ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu nội địa được đẩy mạnh hơn.

- Giao thông vận tải được phát triển, đô thị được mở rộng, dân cư đông hơn.

- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương.

- Ngoài ra Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế .

2Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp (HS đọc thêm)

3 Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam

* Về kinh tế:

- Nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới: kĩ thuật và nhân lực được đầu tư ( Nhà máy, đường xá..)

- Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

*Về xã hội: Các giai cấp và xã hội ở Việt Nam có sự chuyển biến mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: Bị phân hoá.

+ Đại địa chủ: phản động

+ Một bộ phận không nhỏ tiểu địa chủ và trung địa chủ tham gia phong trào dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.

- Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, bị đế quốc, phong kiến tước đoạt ruộng đất bị bần cùnghoá họ mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. Vì vậy giai cấp nông dân việt Nam là lực lượng to lớn của dân tộc.

- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc, chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh và sinh viên, trí thức nhạy bén với thời cuộc. Hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

- Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phần lớn là nhà thầu cung nguyên liệu, hàng hóa cho Pháp, thế lực yếu. quá trình phát triển phân hoá thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với đế quốc.

+ Tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

- Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời trước chiến tranh và tăng nhanh về số lượng sau chiến tranh: từ 10 vạn lên 22 vạn (1929), chịu 2 tầng áp bức đời sống khó khăn, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác trở thành lực lượng chính trị độc lập và đảm nhận vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

-> Những >< thuẫn chủ yếu trong XHVNcàng sâu sắc, trong đó >< chủ yếu là >< dân tộc VN với đế quốc và phong kiến tay sai

4. Củng cố:

- Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau CTTG I?

5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài

V.RKN.